Sự thật về thông tin "Thủy ngân bay lơ lửng trong không khí Hà Nội"

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Cục Môi trường khẳng định thông tin thủy ngân độc hại bay lơ lửng trong không khí ở Hà Nội là không đúng và do các bài báo đã "giật tít sai lệch" khiến dư luận hoang mang và hiểu nhầm sự việc.

Theo VTV, ông Hoàng Dương Tùng nói:

"Do có thông tin về ô nhiễm bụi ở Hà Nội nên đã có một bạn phóng viên đến và trao đổi với tôi về vấn đề này. Khi bạn ấy hỏi còn vấn đề gì mới về ô nhiễm không khí ở Hà Nội không thì tôi nói vấn đề thủy ngân là vấn đề mới, của toàn cầu và của cả Việt Nam. Vừa qua, có một điểm quan trắc của Tổng cục Môi trường có thủy ngân từ mưa a-xit, đến nay mới có kết quả bước đầu tại một điểm nên vấn đề này cần được nghiên cứu tiếp. Tôi khẳng định, vấn đề thủy ngân là vấn đề mới, toàn cầu. Thủy ngân có thể bay từ rất xa thành ra vấn đề ấy phải xác định xem Hà Nội có hay không, nguyên nhân từ đâu để đưa ra giải pháp hợp lý".

Trước đó, các báo trong nước đồng loạt đăng trích dẫn lời ông Hoàng Dương Tùng rằng: "Ngay tại Hà Nội, chúng tôi cũng đang đo được chỉ số ô nhiễm thủy ngân trong không khí. Tuy nhiên, do mới đo được ở một địa điểm nên chưa có đủ căn cứ để kết luận về chỉ số này. Vấn đề đáng quan tâm hơn cả vào lúc này là phải xác định được nguồn gây ô nhiễm thuỷ ngân trong không khí. Sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng hệ thống để quan trắc xác định những vấn đề này". Trích dẫn này là của bài báo đăng trên báo Khoa học và Phát triển thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Hiện nay, trích dẫn này vẫn còn đang tồn tại trên trang web.

Cùng với việc phủ nhận thông tin không khí Hà Nội có thuỷ ngân, ông Tùng cũng cho biết thêm: "Vấn đề thủy ngân là vấn đề mới của toàn cầu. Việc Hà Nội có hay không cần phải xác định rõ, tìm nguyên nhân đến từ đâu và hành động giải quyết như thế nào. Thủy ngân có thể tồn tại trong không khí nhưng quan trọng là với liều lượng bao nhiêu, nếu liều lượng rất nhỏ thì không tổn hại đến con người".


Chất thải từ xe máy, ô tô lưu thông trên đường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đô thị.

Phó Tổng cục trưởng Cục Môi trường cho biết: "Cục Môi trường đang thực hiện quan trắc và phân tích số liệu. Hiện trong không khí ở Hà Nội đang tồn tại bụi PM2,5. Đây là loại bụi có đường kính động học ≤2,5µm, có khả năng đi sâu vào các phế nang phổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người, thậm chí bụi này có thể gây ung thư phổi. Nếu xét về độ độc hại thì bụi này không kém thủy ngân là bao". Theo thiết bị quan trắc, lượng bụi này rất cao tại Hà Nội và cần có sự cảnh báo thường xuyên cho người dân.

Hiện không khí Hà Nội cũng đang bị ô nhiễm, ông Hoàng Dương Tùng cho biết thêm: "Bụi PM2,5 đang cao gấp 1,5 lần cho phép. Không chỉ mỗi Hà Nội mà cả các đô thị khác nữa, vấn đề ô nhiễm không khí xuất phát chính từ ô tô và xe máy. Một số nguyên nhân khác như đốt các loại rác hay rơm rạ ngoài trời quá nhiều...".

Việc không khí tại các đô thị đang dần ô nhiễm nặng nề, tổn hại đến sức khỏe của người dân là điều đáng lo ngại. Mọi người dân nên có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế đốt rác, tắt động cơ xe khi không cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News