Sự thay đổi của Trái đất trong gần 4 thập kỷ
Công cụ quan sát Trái đất Google Earth vừa bổ sung cải tiến quan trọng với chức năng Timelapse, cung cấp hình ảnh 3D mới về hành tinh của chúng ta.
Sự biến đổi của Trái đất qua hàng chục năm. (Video: Google Earth).
Là cải tiến lớn nhất của Google Earth từ năm 2017 theo giám đốc dự án Rebecca Moore, chức năng Timelapse trong Google Earth kết hợp hơn 24 triệu ảnh vệ tinh, 2 petabyte dữ liệu và 2 triệu giờ xử lý bằng CPU để tạo ra hình ảnh tương tác 4,4 terapixel, hé lộ Trái đất đã thay đổi như thế nào từ năm 1984 đến năm 2020.
Dù Google Earth có tùy chọn timelapse khá đơn giản trước đây, chức năng mới đại diện cho cải tiến quan trọng với hình ảnh 3D cho toàn bộ hành tinh. Người dùng có thể chọn bất kỳ nơi nào trên Trái đất, thay đổi góc máy ảnh và lựa chọn một năm cụ thể mà họ muốn quan sát.
Hình ảnh timelapse cho thấy không chỉ những tác động tự nhiên định hình hành tinh. Ảnh hưởng từ quá trình phát triển của con người và biến đổi khí hậu do con người thúc đẩy cũng được thể hiện rõ. Một video minh họa tập trung vào sự biến mất của những cánh rừng, thay đổi của đường bờ biển, thậm chí cả quần đảo nhân tạo ngoài khơi Dubai đang trong quá trình xây dựng. Biển Aral ở Kazakhstan khô cạn, các thành phố và thị trấn thay thế cây xanh, băng ở Greenland tan chảy để lộ địa hình gồ ghề bên dưới.
Hình ảnh timelapse cho thấy không chỉ những tác động tự nhiên định hình hành tinh.
Mục tiêu của Google là tạo ra phương tiện tương tác mạnh mẽ giúp quan sát thế giới của chúng ta thay đổi như thế nào, qua đó con người có thể hiểu sâu hơn về những tác động nhân tạo và tự nhiên. Những bức ảnh sử dụng trong chức năng timelapse của Google Earth đến từ chương trình Landsat của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cùng với sáng kiến Copernicus của Liên minh châu Âu (EU). Ba vệ tinh Landsat-8, Sentinel 2a, và Sentinel 2b của EU cho phép Google cập nhật ảnh chụp Trái đất 2,5 ngày một lần. Để tạo ra mô hình và ảnh tổng hợp trên Google Earth, Google hợp tác với Phòng thí nghiệm CREATE của Carnegie Mellon để điều chỉnh thuật toán cho chức năng mới.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...
