Sư tử đang đi săn phải vội vã bỏ chạy khi gặp con vật này

Không phải cuộc đi săn nào của sư tử cũng thành công, đặc biệt là khi chúng đụng độ những loài vật có vũ khí tự vệ hiệu quả.


Sư tử đang đi săn phải vội vã bỏ chạy khi gặp con vật này (Video: Wildlife planet).

Sư tử được mệnh danh là "chúa tể đồng cỏ" và luôn ở vị thế của kẻ săn mồi, khiến cho các loài động vật khác phải khiếp sợ. Tuy nhiên, trên thực tế sư tử không phải là loài vật mạnh nhất thảo nguyên. Chúng vẫn đôi khi bị đánh bại bởi con mồi, đặc biệt là những loài có khả năng tự vệ cao.

Trong đoạn clip ghi lại cảnh một con sư tử cái đang rình bắt linh dương đen Đông Phi, có thể thấy nó đã dễ dàng chiếm thế thượng phong nhờ lẻn ra phía sau, rồi vồ lấy con mồi.

Tưởng như đây sẽ là một bữa ăn dễ dàng với sư tử giống như bao cuộc đi săn khác, thế nhưng chú linh dương đen cho thấy mình không phải là kẻ dễ bị hạ gục. Nó lập tức chứng minh sự lợi hại của những chiếc sừng cong vút khi chủ động hướng chúng về phía sau.

Ở phía đối diện, sư tử đang cố gắng để khống chế con mồi bằng cách nhảy lên lưng, nên đã bị những chiếc sừng đâm vào da thịt. Sau một hồi giằng co, sư tử vì quá đau đớn, đã vội buông bỏ con mồi, trước khi nhảy xuống một hồ nước ở gần đó để thoát thân.

Ở trên bờ, con linh dương dũng mãnh không bỏ chạy, mà vẫn đứng đó, hướng cặp sừng về phía sư tử như để nhắc nhở rằng, nó luôn sẵn sàng khiến bất kỳ kẻ thách thức nào đổ máu.


Sau một hồi giằng co, sư tử vì quá đau đớn, đã vội buông bỏ con mồi.

Linh dương đen Đông Phi (Hippotragus niger) là một loài động vật thuộc họ Trâu bò. Chúng phân bố rộng rãi ở các khu rừng cận thảo nguyên phía Nam Kenya, vùng Đông Phi và cả Nam Phi.

Điểm đặc trưng của chúng là sở hữu thân hình chắc chắn, dẻo dai, cùng chiếc sừng rất dài, tựa như những thanh kiếm, được uốn cong về phía sau. Theo thống kê, sừng của linh dương cái có thể dài tới 102 cm, trong khi ở con đực là 165 cm.

Nhờ thứ vũ khí độc đáo mà tự nhiên ban tặng, loài linh dương này có thể chống đỡ hiệu quả trước cuộc tấn công của sư tử và báo hoa mai. Trên thực tế, từng ghi nhận có nhiều kẻ đi săn bỏ mạng vì bị sừng của linh dương đen xuyên thủng.

Mặc dù có khả năng tự vệ rất ấn tượng, song số lượng linh dương đen vẫn đang bị suy giảm nghiêm trọng do dịch bệnh và môi trường sống của chúng bị phá hủy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News