Sư tử đực lĩnh đòn khi bạn đời tấn công tê giác

Sau khi sư tử cái tấn công tê giác thất bại, nó bỏ đi để mặc con đực trở thành mục tiêu trút giận của kẻ thù.


(Video: Latest Sightings).

Hướng dẫn viên Jordan Davidson rất bất ngờ khi chứng kiến cuộc đụng độ giữa sư tử và tê giác ở khu bảo tồn tự nhiên Sanbona tại Nam Phi, theo Latest Sightings. Ba con sư tử khoảng 5 năm tuổi gồm 2 con cái và một con đực nghỉ ngơi vào buổi trưa. Tuy nhiên, khoảnh khắc yên bình bị phá vỡ bởi một con tê giác lang thang tìm kiếm cỏ tươi.

Những con sư tử hiểu rõ hạn chế của chúng, ngay cả với 3 con, hạ gục một con tê giác trắng lớn vẫn chứa đầy rủi ro. Do đó, các du khách trong chuyến đi safari rất hào hứng khi thấy con tê giác đi thẳng tới chỗ sư tử đang nằm. Thị lực của tê giác không tốt, vì vậy nhiều khả năng nó không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì ở xa, nhưng mùi của bầy sư tử rất đáng ngờ với tê giác, vì vậy nó tiếp tục thám thính. Cuối cùng, tê giác đến gần tới mức một con sư tử cái trong số đó tỏ ra không thoải mái. Nó bỏ chạy và lúc này, tê giác đã nhìn thấy rõ ràng nên chuyển sang thế phòng thủ.

Sư tử đực lĩnh đòn khi bạn đời tấn công tê giác
Cuộc đụng độ giữa bầy sư tử và tê giác.

Con sư tử cái còn lại biết tranh thủ cơ hội hơn. Ngay khi tê giác rượt đuổi chị em của nó, nó chuẩn bị tư thế vồ mồi và chờ thời cơ thích hợp. Sư tử không phải chờ lâu bởi tê giác nhanh chóng quyết định vòng lại. Sau khi nhắm vào hông tê giác, sư tử cái nhận ra nó chọn con mồi quá sức. Nó lập tức nhả ra và tránh đi, để mặc tê giác cáu kỉnh quay ra. Lúc này, cả hai con sư tử cái đã lẩn mất, chỉ còn sư tử đực chắn đường tê giác. Sư tử đực bật dậy ngay khi tê giác lao tới húc. Cả hai lần tấn công của tê giác đều suýt đâm trúng nó. Con sư tử đực vội vã chạy thẳng vào bụi rậm để thoát thân.

Sư tử châu Phi (Panthera leo) sống chủ yếu ở khu vực hạ Sahara. Chúng là loài mèo duy nhất trên thế giới sống theo đàn và có kích thước lớn thứ hai trong họ Mèo, chỉ kém hổ. Sư tử châu Phi trưởng thành nặng khoảng 120 - 190 kg, chiều dài cơ thể từ 1,4 - 2 m chưa tính đuôi. Sư tử đực bảo vệ lãnh thổ của cả đàn, trong khi con cái là những thợ săn chính. Con mồi của chúng gồm linh dương, ngựa vằn và một số loài thú khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa

Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa

Vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa, khi chúng sử dụng một cách hoàn toàn khác để tạo ra khả năng thay đổi màu lông ở cùng một cá thể.

Đăng ngày: 19/11/2024
Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Rùa da mềm khổng lồ châu Á sống bất động dưới bùn ở đáy sông, chỉ tấn công bất thình lình con mồi bơi ngang qua.

Đăng ngày: 19/11/2024
Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Trên khắp thế giới, những cuộc tụ họp lớn của động vật diễn ra do nhu cầu chạy trốn, kiếm ăn hoặc sinh sản, đóng vai trò chủ chốt đối với sự sống còn của các loài.

Đăng ngày: 18/11/2024
Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Dù nhỏ hơn nhiều so với sư tử cái, báo hoa mai mẹ vẫn lao vào trận chiến hung hiểm với kẻ thù và bảo vệ thành công đàn con ở gần đó.

Đăng ngày: 17/11/2024
Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế, vốn sinh sống tại châu Nam Cực, bất ngờ xuất hiện ở bờ biển Ocean Beach, thị trấn Denmark, đầu tháng 11.

Đăng ngày: 15/11/2024
Dạy chuột lái xe: Nghiên cứu độc đáo hé lộ về trí não và hành vi học tập

Dạy chuột lái xe: Nghiên cứu độc đáo hé lộ về trí não và hành vi học tập

Nghiên cứu này đã góp phần vào hiểu biết rộng hơn về cách môi trường và trải nghiệm hình thành nên khả năng nhận thức ở cả loài gặm nhấm lẫn con người.

Đăng ngày: 15/11/2024
Đà điểu có thực sự vùi đầu vào cát khi gặp nguy hiểm?

Đà điểu có thực sự vùi đầu vào cát khi gặp nguy hiểm?

Ý tưởng đà điểu vùi đầu khi chúng cảm thấy bị đe dọa được cho là xuất phát từ nhà tự nhiên học La Mã Pliny the Elder khoảng 2.000 năm trước. Nhưng điều đó có thực sự đúng không?

Đăng ngày: 15/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News