Sự tuyệt chủng voi ma mút đang cảnh báo nhân loại
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chủ yếu khiến loài voi ma mút bị tuyệt chủng, theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Durham (Mỹ).
Loài voi ma mút đã tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Ảnh: Telegraph
Loài voi ma mút xuất hiện trên Trái Đất cách nay khoảng 4,5 triệu năm và bị tuyệt chủng khoảng 13.000 năm trước. Cho đến nay, nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích nguyên nhân khiến voi ma mút bị tuyệt chủng. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng sự săn bắt của loài người hay thậm chí có thể một thiên thạch đã rơi xuống Trái đất là nguyên nhân khiến khiến loài voi ma mút khổng lồ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào cuối thời kỳ Băng Hà cách đây 20.000 năm.
Tuy nhiên, nghiên cứu của mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường đại học Durham (Mỹ) cho thấy rằng sự phát triển không ngừng của các khu rừng do khí hậu ấm lên ở thời kỳ này đã làm các cánh đồng cỏ bị thu hẹp khiến loài voi ma mút bị thiếu thức ăn.
Giáo sư Brian Huntley, thuộc trường đại học Durham và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho rằng một phần lớn diện tích đồng cỏ ở châu Âu và Bắc Mỹ đã phát triển thành những khu rừng do khi hậu ấm lên vào cuối thời kỳ Băng Hà. Cùng thời kỳ này, loài người bắt đầu nghĩ ra những kỹ năng săn bắt hiệu quả hơn, khiến số lượng loài voi ma mút bị suy giảm.
“Việc các cánh đồng cỏ rộng lớn ở phía bắc châu Âu và châu Á cũng như ở Alaska và Yukon dần chuyển thành các khu rừng đã khiến môi trường sống của nhiều loài đồng vật, đặc biệt là những loài vật lớn như voi ma mút và tê giác lông mịn bị thay đổi. Những loài động vật gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn khi đồng cỏ bị thu hẹp”, tiến sĩ Brian Huntley cho biết.
Từ kết quả cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu dẫn tới môi trường sống bị thay đổi có thể sẽ đe dọa sự sinh tồn của các động vật hiện tại trên Trái đất, tương tự như điều đã xảy ra với loài voi ma mút ở thời kỳ Băng Hà.
“Kịch bản biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới loài voi ma mút và nhiều loài động vật khổng lồ khác cách đây 20.000 năm có thể sẽ lặp lại trong thế kỷ tới nếu như tình trạng biến đổi khí hậu vẫn diễn ra với tốc độ như hiện nay. Vì thế, nghiên cứu này là một bài học tốt để chúng ta suy ngẫm về hậu quả của sự ấm lên toàn cầu”, giáo sư Brian Huntley cảnh báo.

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
