Sưng hạch bạch huyết là gì?

Sưng hạch bạch huyết (hay còn gọi là viêm hạch bạch huyết) là một tình trạng nhiễm trùng của các hạch lympho thuộc hệ bạch huyết của cơ thể. Trong trường hợp cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Khi đó số lượng tế bào này tăng lên sẽ làm sưng những hạch bạch huyết. Vì vậy, tình trạng này cũng được xem là biểu hiện của một tình trạng nhiễm trùng hoặc là bệnh lý.

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Các hạch bạch huyết bị sưng thường xảy ra do nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus. Hiếm khi, các hạch bạch huyết sưng lên là do ung thư.

Các hạch bạch huyết, còn được gọi là các tuyến bạch huyết, đóng một vai trò quan trọng trong khả năng cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng. Các hạch lympho này là một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự xâm nhập của các vật lạ (siêu vi, vi trùng). Khi bị tấn công từ các vật lạ thì các hạch lympho sẽ có hiện tượng viêm phản ứng và tạo ra tình trạng viêm hạch. Các khu vực phổ biến mà bạn có thể nhận thấy các hạch bạch huyết sưng lên bao gồm cổ, dưới cằm, nách và bẹn.

Viêm hạch bạch huyết là biểu hiện của nhiều nguyên nhân nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, nấm và protozoa. Viêm hạch bạch huyết dạng ổ chủ yếu gặp trong các bệnh nhiễm Streptococcus, lao hoặc nhiễm trùng Mycobacteria không phải lao, bệnh tularemia, bệnh dịch hạch, bệnh mèo cào, bệnh giang mai tiên phát, bệnh u hạt lympho hoa liễu, bệnh hạ cam, và nhiễm herpes sinh dục. Viêm hạch bạch huyết đa ổ là phổ biến ở:

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết thường có triệu chứng đau, tăng nhạy cảm, hạch to. Khi hạch vùng nào bị viêm thì sẽ xuất hiện một khối sưng, đau và tăng nhạy cảm thường là dấu hiệu để phân biệt viêm hạch bạch huyết so với các bệnh hạch bạch huyết khác. Với một số trường hợp nhiễm khuẩn, vùng da bên ngoài bị viêm, thỉnh thoảng kèm với viêm mô bào, đôi khi có kèm theo sốt. Có thể hình thành ổ áp xe, và xấm lấn vào da tạo ra các lỗ dò.


Viêm hạch bạch huyết thường có triệu chứng đau, tăng nhạy cảm, hạch to.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, các dấu hiệu và triệu chứng khác mà bạn có thể gặp bao gồm:

Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Sưng chung các hạch bạch huyết khắp cơ thể. Khi điều này xảy ra, nó có thể cho thấy một nhiễm trùng, chẳng hạn như HIV hoặc bạch cầu đơn nhân, hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm hạch bạch huyết

Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân làm sưng hạch bạch huyết và không được điều trị, áp xe có thể hình thành. Áp xe là tập hợp mủ khu trú do nhiễm trùng. Mủ chứa chất lỏng, tế bào bạch cầu, mô chết và vi khuẩn hoặc những kẻ xâm lược khác. Áp xe có thể cần dẫn lưu và điều trị kháng sinh.

Nguyên nhân dẫn đến viêm hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết là những cụm tế bào nhỏ, hình tròn hoặc hình hạt đậu. Bên trong các hạch bạch huyết là sự kết hợp của nhiều loại tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch. Các tế bào chuyên biệt này lọc chất lỏng bạch huyết của bạn khi nó đi qua cơ thể và bảo vệ bạn bằng cách tiêu diệt những kẻ xâm lược.

Các hạch bạch huyết nằm trong các nhóm và mỗi nhóm thoát ra một khu vực cụ thể trên cơ thể bạn. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sưng tấy ở một số vùng nhất định, chẳng hạn như các hạch bạch huyết ở cổ, dưới cằm, nách và bẹn. Vị trí của các hạch bạch huyết bị sưng có thể giúp xác định nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân phổ biến nhất của sưng hạch bạch huyết là do nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. Các nguyên nhân khác có thể gây sưng hạch bạch huyết bao gồm:

Người có nguy cơ mắc phải (bị) viêm hạch bạch huyết

Nhiễm trùng không phổ biến:

Rối loạn hệ thống miễn dịch:

Ung thư:

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm hạch bạch huyết

Gợi ý chẩn đoán bệnh lý căn nguyên thông qua hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng. Nếu không, chọc hút dịch và nuôi cấy hoặc sinh thiết sẽ được chỉ định.

Để chẩn đoán điều gì có thể gây ra các hạch bạch huyết sưng của bạn, bác sĩ có thể cần:

Phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo kinh nghiệm. Các lựa chọn bao gồm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch, thuốc chống nấm và chống kí sinh trùng tùy theo nguyên nhân hoặc triệu chứng lâm sàng nghi ngờ. Nhiều bệnh nhân viêm hạch bạch huyết có thể đáp ứng với điều trị ngoại trú bằng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn tiếp tục hình thành áp xe, cần phải chích rạch rộng phối hợp với các kháng sinh đường tĩnh mạch. Ở trẻ em, kháng sinh đường tĩnh mạch là cần thiết. Chườm ấm có thể làm giảm đau.

Viêm hạch bạch huyết thường đáp ứng tốt với điều trị kịp thời, mặc dù hạch to, dai dẳng, không có triệu chứng là thường gặp.

Các hạch bạch huyết bị sưng do virus thường trở lại bình thường sau khi tình trạng nhiễm virus khỏi. Thuốc kháng sinh không hữu ích để điều trị nhiễm vi-rút. Điều trị sưng hạch bạch huyết do các nguyên nhân khác phụ thuộc vào nguyên nhân:

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết

Chế độ sinh hoạt:

Phương pháp phòng ngừa Viêm hạch bạch huyết hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Nổi hạch ở cổ bên trái cảnh báo mắc bệnh gì?

Loại "thần dược" giúp bổ sinh lực, có tuổi thọ 2000 năm, tốt không thua gì nhân sâm mà giá lại rất rẻ

Kỹ năng sinh tồn mà ai cũng cần phải biết để cứu sống nhiều người

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất