Sững sờ trước linga bằng vàng ròng do nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy

PGS-TS Bùi Chí Hoàng cho biết linga đào được ở Cát Tiên (Lâm Đồng) hoàn toàn bằng vàng. Linga được trưng bày trong triển lãm Báu vật Khảo cổ học Việt Nam.

PGS-TS Bùi Chí Hoàng (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) không thể quên khoảnh khắc ông tìm thấy linga vàng tại khu di chỉ Cát Tiên (Lâm Đồng). Khi đó, ông đang đào một kiến trúc ở độ sâu 3m, và tại đó ông tìm thấy linga vàng này. “Nó là vàng nguyên chất chứ không phải mạ vàng”, ông Hoàng nói.

Sững sờ trước linga bằng vàng ròng do nhà khảo cổ Việt Nam tìm thấy
Linga vàng này có thể làm hồ sơ bảo vật quốc gia. (ẢNH BTLS CUNG CẤP).

Cũng theo ông Hoàng, hiện tại mới chỉ đào được linga vàng ở Cát Tiên. Hiện vật này được trưng bày tại triển lãm Báu vật khảo cổ học Việt Nam, tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội từ 12/4 đến hết tháng 7 tới.

Cũng theo ông Bùi Chí Hoàng, trong triển lãm này còn có những hiện vật vàng cũng rất quý giá khác, chẳng hạn các lá vàng. Nó thường được sử dụng trong nghi lễ của Ấn Độ giáo, trước khi bắt đầu xây dựng đền tháp. Những lá vàng có thể có hình voi, hình rắn, hình hoa sen và có cả chữ Sanscrit nữa.

PGS-TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, cho biết các hiện vật được trưng bày tại triển lãm lần này cho thấy rõ kỹ thuật của người xưa. Chẳng hạn, kỹ thuật thủy tinh của văn hóa Sa Huỳnh được tôn vinh qua các hạt chuỗi thủy tinh tìm thấy ở Khánh Hòa;... văn hóa Đông Sơn được giới thiệu qua các hiện vật như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai chất liệu đá thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu. Triển lãm còn trưng bày các loại trống đồng như trống đồng Sao Vàng, trống Trường Thịnh… Mộ cổ Châu Can và mũi tên đồng Cổ Loa cũng được trưng bày lần này...

Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày những hiện vật kiến trúc quý như đầu rồng, đầu phượng, ngói được dùng trong hoàng cung…

Theo ông Hoàng, để có được triển lãm này, các hiện vật đã phải gom từ nhiều bảo tàng, trưng bày trong nước. Chẳng hạn, Mukhalinga đã được mượn từ Mỹ Sơn về, hay hiện vật Hoàng Thành Thăng Long cũng do Hà Nội cho mượn. Nhiều hiện vật trong triển lãm xứng đáng làm hồ sơ để trở thành bảo vật quốc gia.

Linga là gì?

Linga (tiếng Phạn: लिङ्गं liṅgaṃ, có nghĩa là "dấu hiệu") là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Tuy nguồn gốc của nó chưa được xác định, biểu tượng thờ phụng này ở Ấn Độ đã được sử dụng ít nhất là từ thời kỳ đầu của nền văn minh thung lũng sông Ấn. Đây là một trong hai vật thờ linh thiêng (cùng với yoni) của Ấn Độ giáo.

  • Linga tượng trưng cho dương tính, có hình khối trụ đặt trên yoni (hình khối vuông, đại diện cho âm khí).
  • Linga và yoni biểu thị cho tính âm-dương kết hợp, tạo ra sự hủy diệt và tái sinh của vũ trụ.
  • Linga biểu hiện cho dương vật của thần shiva và còn yoni biểu thị cho âm hộ của nữ thần Kali.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn di tích hai thành cổ lớn Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ

Bí ẩn di tích hai thành cổ lớn Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ

Trước thế kỷ XVIII, mọi người ngạc nhiên rằng, dòng sông ẩn mình trên sa mạc ít người biết đến này lại có một quá khứ huy hoàng sánh ngang với nền văn minh Ai Cập cổ.

Đăng ngày: 11/04/2018
Màn bí ẩn về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn

Màn bí ẩn về nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn

Nơi chôn cất Thành Cát Tư Hãn từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi. Theo sử sách lưu truyền, người lập nên đế chế Mông Cổ yêu cầu được chôn trong một ngôi mộ vô danh.

Đăng ngày: 11/04/2018
Hóa thạch xương người lâu đời nhất khai quật ngoài châu Phi

Hóa thạch xương người lâu đời nhất khai quật ngoài châu Phi

Phát hiện này là hóa thạch xương người lâu đời nhất ở ngoài châu Phi và Levant, khu vực bao quanh phía đông Địa Trung Hải (bao gồm Israel) và là hài cốt người có niên đại lớn nhất ở Arab Saudi.

Đăng ngày: 11/04/2018
Đã tìm thấy hài cốt Tào Tháo, còn Lưu Bị, Tôn Quyền nằm ở đâu?

Đã tìm thấy hài cốt Tào Tháo, còn Lưu Bị, Tôn Quyền nằm ở đâu?

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Tào Tháo cùng Lưu Bị và Tôn Quyền tạo thành giai đoạn thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc cách đây 1.800 năm.

Đăng ngày: 09/04/2018
Tìm thấy tủ lạnh từ thời La Mã cổ đại?

Tìm thấy tủ lạnh từ thời La Mã cổ đại?

Mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng người La Mã cổ đại đã đào hố làm “tủ lạnh”, tuy nhiên cách làm cụ thể vẫn chưa được làm rõ.

Đăng ngày: 07/04/2018
Giải mã thành công xác ướp 4.000 năm tuổi nhờ công nghệ ADN

Giải mã thành công xác ướp 4.000 năm tuổi nhờ công nghệ ADN

Các nhà khoa học lần đầu tiên lấy được ADN từ xác ướp 4.000 năm tuổi, từ đó giải mã bí ẩn ngôi mộ được tìm thấy từ thế kỷ trước.

Đăng ngày: 06/04/2018
Phát hiện di tích đền cổ kiến trúc Hy Lạp-La Mã tại Ai Cập

Phát hiện di tích đền cổ kiến trúc Hy Lạp-La Mã tại Ai Cập

Trong thông báo phát ngày 4/4, Bộ Di tích cổ Ai Cập cho hay ngôi đền trên được tìm thấy khi các nhà khảo cổ tiến hành tìm kiếm tại khu vực khảo cổ Al-Salam cách Ốc đảo Siwa 50km về phía Đông.

Đăng ngày: 06/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News