Sướng mắt khi xem tế bào người được in 3D bằng công nghệ chưa từng có

Tương lai chúng ta có thể in 3D nội tạng con người có vẻ như đang đến rất gần.

Nguồn cung nội tạng người cần cho cấy ghép luôn ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, khiến cho nhiều kẻ bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức và pháp luật để tìm cách buôn bán trái phép mặt hàng này.

Thế nên khi công nghệ in 3D, người ta kỳ vọng về một cuộc cách mạng sản xuất, đồng thời tin rằng vấn nạn này có thể được xóa bỏ. Chỉ có điều, in 3D một tế bào sống không phải là điều dễ dàng, cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn.

Tuy vậy, có vẻ như tương lai nội tạng con người có thể được in 3D đang đến gần hơn. Theo một nghiên cứu mới đây từ ĐH Twente (Hà Lan), các chuyên gia đã phát triển thành công phương pháp cho phép in 3D mô chứa tế bào ở cấp độ chính xác cực kỳ cao.

Sướng mắt khi xem tế bào người được in 3D bằng công nghệ chưa từng có
Tương lai nội tạng con người có thể được in 3D đang đến gần hơn.

Kỹ thuật mới này mang tên "in-air microfluidic" (tạm dịch "chất lỏng vi lượng trong không khí"), bao gồm 2 ống phản lực phun chất lỏng. Một bên chứa chất làm cô đặc alginate, một bên chứa CaCl2.

2 ống phun cùng một lúc, sao cho chất lỏng va chạm giữa không trung rồi chảy xuống một bề mặt đang xoáy tròn, qua đó tạo thành vật liệu dạng ống. Điều đáng nói là cấu trúc này cho phép các tế bào được giữ lại trong vật liệu dùng để in.

Sau khi in, kết quả thu được là một mô 3D đa tế bào dưới dạng ống. Nói cách khác, chúng ta sẽ có một cấu trúc giống như bọt biển, nhưng được làm từ hydrogel, và bên trong chứa đầy tế bào của con người.

Mọi chi tiết sẽ được "bật mí" trong video đưới dây.

"Mô hình in 3D này có cấu trúc bên trong tương tự như các mô tự nhiên" - nhóm chuyên gia giải thích.

"Rất nhiều công nghệ in 3D ngày nay sử dụng nhiệt hoặc tia UV - cả hai đều gây tổn hại cho tế bào sống. Phương pháp mới này là điều cực kỳ hứa hẹn để tạo ra mô sống, trong đó các bộ phận sống bị tổn hại sẽ được "chữa" lại nhờ vật liệu làm từ chính tế bào của bệnh nhân".

Với phương pháp mới, khoa học có thể kiểm soát và định hình các giọt chất lỏng siêu nhỏ - chưa đầy 1 micromet. Hơn nữa, tốc độ của của công nghệ mới còn nhanh hơn rất nhiều. Trước đó, chúng ta sẽ phải mất 17h để lấp đầy một cm3 vật chất, trong khi giờ đây chỉ mất vài phút thôi.

Nghe có vẻ rất học thuật, nhưng chúng ta nên biết về nó, vì đây có thể xem là một cuộc cách mạng. Năm 2003, công nghệ in 3D sinh học đầu tiên được ứng dụng tại Mỹ chỉ đơn giản là một phiên bản máy in được cải tiến, thay vì in ra mực thì in vật liệu sinh học.

Chỉ sau đó 1 thập kỷ, mọi thứ giống như bước nhảy vọt. Năm 2015, khoa học tin rằng có thể tạo ra mẫu của một quả tim nhờ công nghệ in 3D. Và giờ đây, chúng ta đang đến gần hơn tương lai in được nội tạng người, dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm phía trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Nga thử nghiệm trực thăng tấn công không người lái kiêm chiến tranh điện tử

Nga thử nghiệm trực thăng tấn công không người lái kiêm chiến tranh điện tử

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Rostec, loại trực thăng này được thiết kế với kiểu cánh quạt đồng trục, có khối lượng cất cánh dự kiến là 500kg.

Đăng ngày: 05/02/2018
Airbus thử nghiệm thành công taxi bay không người lái

Airbus thử nghiệm thành công taxi bay không người lái

Trong tuyên bố ngày 2/2, Airbus nêu rõ chuyến bay trên được tiến hành ngày 31/1 vừa qua trên chặng bay thử nghiệm tại bang Oregon của Mỹ.

Đăng ngày: 04/02/2018
Pin dự phòng sạc nhiều thiết bị một lúc, kiêm luôn chức năng của tủ lạnh

Pin dự phòng sạc nhiều thiết bị một lúc, kiêm luôn chức năng của tủ lạnh

Tuy nhiên, đây không phải là một chiếc pin dự phòng mà bạn sẽ muốn đem theo người hàng ngày. Xét cho cùng, kích cỡ của chiếc pin dự phòng này to ngang ngửa kích cỡ của một chiếc pin cho ô tô.

Đăng ngày: 04/02/2018
Robot bách chiến bách thắng khi chơi oẳn tù tì với con người

Robot bách chiến bách thắng khi chơi oẳn tù tì với con người

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Ishikawa Watanabe ở Tokyo, Nhật Bản phát triển thành công một cánh tay robot

Đăng ngày: 03/02/2018
Đặc nhiệm Mỹ chuẩn bị được trang bị mũ chiến đấu tương lai siêu nhẹ?

Đặc nhiệm Mỹ chuẩn bị được trang bị mũ chiến đấu tương lai siêu nhẹ?

Loại mũ này giữ lại tất cả tính năng bảo vệ của người tiền nhiệm Ops-Core Fast Maritime nhưng sẽ chỉ nhẹ 1kg (cỡ lớn, nhẹ hơn khoảng 10% so với loại mũ cũ).

Đăng ngày: 31/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News