Sương mù chứa thủy ngân độc tấn công thành phố Mỹ
Sương mù từ Thái Bình Dương tràn vào thành phố San Francisco, Mỹ, mang theo hợp chất thủy ngân độc hại.
Theo Popular Mechanics, các nhà khoa học nghiên cứu sương mù dọc bờ biển California phát hiện một lượng chất độc thần kinh thủy ngân monomethyl với mật độ cao gấp 20 lần trong nước mưa. Nghiên cứu hé lộ cách thức tiếp cận đất liền của hợp chất chủ yếu đến từ than đá và các nhiên liệu hóa thạch này.
"Ở quy mô tương đối, lượng thủy ngân khá thấp và không gây ra vấn đề về sức khỏe. Nhưng nó sẽ tích tụ dần trong các tổ chức sinh vật", Peter Weiss-Penzias, giáo sư ở Đại học California tại Santa Cruz, cho biết. Weiss-Penzias và một số nhà nghiên cứu khác, bao gồm Kenneth Coale ở Phòng thí nghiệm Hải dương Moss Landing, thành lập dự án FogNet và lấy mẫu sương mù trong hai mùa hè ở những trạm thu thập dọc bờ biển.
Sương mù bao phủ thành phố San Francisco. (Ảnh: Wordpress).
Các nhà nghiên cứu xác định những xoáy nước cỡ trung bình từ dòng hải lưu California làm thủy ngân dimethyl lắng đọng trong sương mù, nơi những hạt vật chất chứa axit bay hơi từ biển khiến nó chuyển hóa thành thủy ngân monomethyl. Hợp chất này sau đó theo sương mù tràn vào đất liền.
Lượng thủy ngân tìm thấy trong sương mù tương đối nhỏ. Đây là kết quả từ hoạt động đốt than đá, đào mỏ và xử lý kim loại của con người. Tuy nhiên, nó có thể tích tụ trong thức ăn và nước uống của động vật.
Động vật và thực vật ở khu vực sương mù mang lượng thủy ngân lớn gấp 10 lần so với thông thường, theo nghiên cứu được các nhà khoa học công bố tại cuộc họp của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ vào tháng 12 năm ngoái. Ví dụ, những con nhện sói sống ven biển mà nhóm nghiên cứu kiểm tra vào thời kỳ sương mù có lượng thủy ngân trong cơ thể vượt quá mức an toàn do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đặt ra. Về lâu dài, sương mù có thể trở thành nguồn phát tán thủy ngân lớn ở môi trường ven biển của California.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
