Suy giảm số lượng gấu Bắc Cực và hải mã

Cơ quan Động vật Biển và Động vật Hoang dã Hoa Kỳ (FWS) đã công bố báo cáo về tình trạng hiện tại của gấu Bắc Cực và hải mã Thái Bình Dương tại Alaska. Báo cáo xác nhận gấu Bắc Cực ở Alaska đang suy giảm về số lượng và hải mã Thái Bình Dương đang có nguy cơ bị đe dọa. Cả hai loài bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm do mất đi nơi sống (băng trên biển) do hiện tượng trái đất nóng lên, ảnh hưởng từ dầu và ga tăng nhanh, và con người khai thác hải sản quá mức cho phép.

“Hải mã và gấu Bắc cực hiện đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng, và chúng ta sẽ phải đối mặt với việc Trái đất mất đi cả hai loài vốn được coi là biểu tượng của Bắc cực này nếu không có những hành động nhanh chóng nhằm giảm bớt hiện tượng ô nhiễm khí nhà kính và bảo vệ môi trường sống của chúng khỏi sự xâm hại của dầu.” – theo lời Brendan Cumming, giám đốc chương trình đại dương tại Trung tâm Bảo vệ Đa dạng Sinh học.

Các báo cáo, được công bố theo Luật bảo vệ Động vật có vú trên Đại dương, tóm tắt các thông tin về số lượng cá thể của từng loài hiện tại và dự đoán xu hướng trong tương lai, cũng như mối đe dọa đối với hai loài này, cùng các tính toán về mức độ tử vong do con người gây ra cho chúng.

Hiện có hai quần thể gấu Bắc cực tồn tại ở Alaska: một quần thể Nam biển Beaufort, chung với Canada, và một quần thể biển Bering/ Chukchi, chung với Nga. Hải mã Thái Bình Dương xuất hiện ở biển Chukchi và Bering, chung với Nga.

Suy giảm số lượng gấu Bắc Cực và hải mã
Đàn hải mã trên một tảng băng nổi ở Bắc cực. (Ảnh: iStockphoto/John Pitcher)

Đối với quần thể gấu Bắc cực Nam biển Beaufort, cơ quan Bảo vệ Động vật Biển và Động vật Hoang dã ước tính có ít nhất 1.397 con, nhưng mỗi năm có 54 con chết đi vì nguyên nhân do con người gây ra, cao hơn mức tử vong đảm bảo duy trì bền vững loài là 22 con mỗi năm. Đánh giá về số lượng cho rằng “quần thể gấu Nam biển Beaufort hiện đang bị suy giảm.”

Đối với gấu bắc cực biển Bering/ Chukchi, Cơ quan này ước tính có ít nhất 2000 con, và tỉ lệ tử vong do con người gây ra là 37 con tại Alaska và 150-250 con tại Nga. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong đảm bảo duy trì bền vững là 30 con mỗi năm. Đánh giá cho rằng “số lượng cá thể chắc chắn đang giảm dần” và “mức giảm này được chứng minh là không bền vững.

Ở loài hải mã Thái Bình Dương, cơ quan nói trên tính toán có ít nhất 15.164 cá thể hiện đang tồn tại, và mỗi năm con người làm chết từ 4.963 tới 5.460 con, trong khi tỉ lệ săn bắt cho phép theo tính toán là 607 con mỗi năm.

Trong 3 ước tính nói trên, chỉ có con số của loài gấu bắc cực biển Beaufort là được nghiên cứu kĩ lưỡng và đáng tin cậy. Số lượng gấu bắc cực biển Bering/ Chukchi công bố dựa trên những dữ liệu không hoàn chỉnh và có thể cao hơn mức thực tế, trong khi số lượng hải mã có thể thấp hơn con số thật do nó chỉ căn cứ theo các khảo sát ở một nửa số nơi sống và không bao gồm những con đang dưới nước thay vì ở trên băng.

“Những báo cáo này xác nhận một cách chính thức những gì các nhà khoa học đã nghiên cứu được từ vài năm nay: số lượng gấu bắc cực và hải mã tại Alaska đang bị đe dọa,” Cummings nói thêm. “Và ngay cả khi số lượng này là không chính xác đi nữa, chúng ta vẫn biết chắc một điều rằng khi không sinh sống tại băng biển, chúng rất có khả năng bị đe dọa.”

Luật bảo vệ Động vật có vú ở Đại dương yêu cầu các bộ trưởng Nội vụ và Thương mại chuẩn bị đánh giá về động vật có vú trên đại dương. Các đánh giá được sử dụng làm cơ sở cho các quyết định quản lý liên quan tới giết hại hoặc làm ảnh hưởng vì lí do đánh bắt thương mại, khai thác dầu và ga, du thuyền và chuyên chở đường biển, cùng các việc làm vì mục đích quân sự.

Để đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách có được những thông tin chính xác nhất, đánh giá số lượng phải được rà soát lại hàng năm đối với các loài động vật biển đang bị đe dọa, và ba năm một lần đối với những loài còn lại. Trong khi Cục quản lý Thủy hải sản Quốc gia – cơ quan chịu trách nhiệm về cá voi, cá heo và hải cẩu – đã tuân thủ khá chặt chẽ những yêu cầu này, thì Cơ quan bảo vệ Động vật biển và Động vật hoang dã, chịu trách nhiệm về gấu Bắc cực, hải mã, rái cá, và lợn biển, lại có thái độ hoàn toàn phớt lờ.

Trong năm 2007, Trung tâm bảo vệ Đa dạng sinh học đã kiện Cơ quan bảo vệ Động vật Hoang dã và đạt được phán quyết của tòa án yêu cầu cơ quan này phải công bố các báo cáo cập nhật hàng năm. Các đánh giá về số lượng lợn biển Florida đã được công bố tuần trước, trong khi báo cáo về rái cá được đưa ra từ năm ngoái.

Hiện tại gấu Bắc cực được liệt vào danh sách bị đe dọa theo Luật bảo vệ các loài đang gặp nguy hại theo kiến nghị của Trung tâm bảo vệ Đa dạng Sinh học. Cơ quan Động vật biển và Động vật Hoang dã đang phải thi hành phán quyết của tòa án thực hiện các kiến nghị từ Trung tâm nói trên trong việc bảo vệ hải mã Thái Bình Dương theo đúng Luật bảo vệ các loài đang gặp nguy hại trước 10/9/2009.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News