Tác hại khủng khiếp này có thể khiến bạn suy nghĩ lại về việc dùng smartphone

Giờ thì ai cũng có cho riêng mình một chiếc smartphone. Tuy nhiên, tác hại của nó vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và kỹ thuật điện tử đã đưa ngành công nghiệp smartphone phát triển ở một mức độ chưa từng có. Giờ đây, smartphone là một vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người trong xã hội.

Dù rằng sóng di động đã được giải oan khỏi vấn đề ung thư, nhưng việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi về tác hại của nó.

Và theo một nghiên cứu mới đây đã khám phá ra rằng sử dụng smartphone gây hại cho mắt nhiều hơn chúng ta nghĩ.

Tác hại khủng khiếp này có thể khiến bạn suy nghĩ lại về việc dùng smartphone
Sử dụng smartphone gây hại mắt hơn chúng ta tưởng.

Thoái hóa điểm vàng

Bác sĩ nhãn khoa Andy Hepworth cho biết: "Khi bạn nhìn vào màn hình smartphone, thứ ánh sáng phát ra từ đó chính là ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này rất độc hại và có thể gây tổn thương nặng nề cho mắt của bạn".

Việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng xanh đã được chứng minh là có nguy cơ khiến bạn mắc bệnh thoái hóa điểm vàng – một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa.

Tác hại khủng khiếp này có thể khiến bạn suy nghĩ lại về việc dùng smartphone
Thị lực của người bình thường và người bị thoái hóa điểm vàng.

"Sự kết hợp giữa việc chớp mắt không đủ và đặt thiết bị quá sát với mắt sẽ làm cho mắt bị mỏi" – bác sĩ Andy thêm vào.

Các chuyên gia còn cho biết, ánh sáng xanh còn góp phần làm bạn mất ngủ và gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.

Bệnh khô mắt

Báo cáo được đăng trên tạp chí BMC Ophalmology tiết lộ rằng những đứa trẻ dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại thường có nhiều triệu chứng của bệnh khô mắt. Và đương nhiên những triệu chứng này xuất hiện rất ít ở những đứa trẻ không đụng tới điện thoại trong vòng cả một tháng.

Khô mắt là một chứng bệnh xảy ra khi cơ thể ta không sản xuất đủ lượng nước mắt cần thiết. Khi đó, mắt sẽ bị đỏ, sưng và rất ngứa rát. Đây là chứng bệnh được cho là thường xuất hiện ở người lớn, tuy nhiên, những chuyên gia cho biết nó đã bị coi nhẹ và chưa được chẩn đoán ở trẻ em.

Tác hại khủng khiếp này có thể khiến bạn suy nghĩ lại về việc dùng smartphone
Đây là hình ảnh của một con mắt bị khô.

Khi nhìn chằm chằm vào màn hình, chúng ta chớp mắt ít lại. Điều đó làm cho lượng nước mắt vừa hình thành bay hơi nhanh hơn và từ đó làm gia tăng nguy cơ bị khô mắt.

BMC Opthalmology đã tiến hành nghiên cứu 916 trẻ em Hàn Quốc trong độ tuổi từ 7 đến 12. Trong số đó, có 6,6% em bị khô mắt.

97% em bị bệnh cho biết chúng sử dụng smartphone trung bình 3,2 giờ mỗi ngày, trong khi 55% những em không có bất cứ triệu chứng nào chỉ dành 37 phút mỗi ngày sử dụng điện thoại mà thôi.

Hội chứng thị lực máy tính

Tanya Goodin, nhà sáng lập của tổ chức cai nghiện kĩ thuật số Time to Log Off, chia sẻ với tờ The Independent: "Chúng tôi được biết rằng việc sử dụng quá mức màn hình điện thoại có thể gây ảnh hưởng nặng nề tới thị lực thông qua một cơ số dài những triệu chứng được phân loại vào "hội chứng thị lực máy tính".

Tác hại khủng khiếp này có thể khiến bạn suy nghĩ lại về việc dùng smartphone
Hội chứng thị lực máy tính là hệ quả của xã hội kỹ thuật số ngày nay.

Những nghiên cứu đã cho thấy hội chứng thị lực máy tính (cảm giác khó chịu sau khi trải qua hơn 2 giờ trước một màn hình kĩ thuật số) đang trên đà gia tăng ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Tuy nhiên hơn 30% phụ huynh được hỏi cho biết họ rất quan tâm đến sự ảnh hưởng của các thiết bị kĩ thuật số lên mắt của con em họ, nhưng vẫn cho phép chúng dành hơn 3 giờ mỗi ngày nhìn vào các màn hình đó.

Trẻ em đang nghiện smartphone quá sớm

Goodin hiện đang điều hành một trại cai nghiện đồ điện tử. Cô tin rằng phụ huynh nên quan tâm nhiều hơn về những ảnh hưởng của các thiết bị công nghệ này lên sức khỏe của con em mình.

Lời khuyên số một mà cô đưa ra đó là:

  • Sử dụng màn hình vào ban ngày trong giới hạn sức khỏe cho phép.
  • Trước khi ngủ 1 giờ không được sử dụng chúng.
  • Không được dành quá 2 giờ liên tục cho một màn hình kĩ thuật số.

Những quy tắc này không chỉ áp dụng với trẻ em mà người lớn cũng nên tập các thói quen lành mạnh này để giảm thiểu tác hại của màn hình công nghệ cao lên đôi mắt của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cách giảm đau hiệu quả không cần dùng thuốc

Những cách giảm đau hiệu quả không cần dùng thuốc

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự đau đớn cho bạn, có thể là do bị ngã, có thể là do bị bỏng hay đơn giản là bạn bị những cơn đau đầu, đau bụng quấy rối.

Đăng ngày: 24/01/2017
Thuốc giải rượu: có giải được rượu?

Thuốc giải rượu: có giải được rượu?

Nắm bắt được tâm lý muốn uống rượu bia mà không

Đăng ngày: 24/01/2017
Chế độ ăn ngày Tết cho bệnh nhân viêm đại tràng

Chế độ ăn ngày Tết cho bệnh nhân viêm đại tràng

Người mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính thường có niêm mạc ruột

Đăng ngày: 24/01/2017
Mẹo chống say tàu xe khi đi chơi ngày Tết

Mẹo chống say tàu xe khi đi chơi ngày Tết

Say tàu xe là nỗi sợ hãi của rất nhiều bạn. Làm cách nào để tha hồ đi chơi hay về quê xa mà không bị say nữa nhỉ?

Đăng ngày: 24/01/2017
Từ chuyến du lịch, đã có nhiều người mang vi khuẩn kháng kháng sinh về nhà

Từ chuyến du lịch, đã có nhiều người mang vi khuẩn kháng kháng sinh về nhà

Chưa một thời đại nào mà con người có thể đi lại nhanh chóng và thuận tiện như hiện nay. 3.77 tỷ lượt hành khách di chuyển đường hàng không là con số trên toàn thế giới vào năm 2016.

Đăng ngày: 24/01/2017
Nguy hại từ thực phẩm giàu tinh bột được chế biến ở nhiệt độ cao

Nguy hại từ thực phẩm giàu tinh bột được chế biến ở nhiệt độ cao

Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mỳ và các loại rau củ, được chế biến ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đăng ngày: 24/01/2017
Cẩn trọng: Bỗng nhiên liệt mặt, méo miệng khi trời lạnh đột ngột

Cẩn trọng: Bỗng nhiên liệt mặt, méo miệng khi trời lạnh đột ngột

Theo BS Vũ Hữu Ngõ (nguyên Trưởng khoa Châm cứu và Dưỡng sinh, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương), viêm dây thần kinh số 7 rất dễ bị khi trời lạnh đột ngột, gây nên hậu quả kinh hoàng.

Đăng ngày: 24/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News