Tác phẩm nghệ thuật từ... vi khuẩn
Những bức tranh của Alexander Fleming được đặt trong môi trường dinh dưỡng và có màu sắc sống động - màu vàng là của vi khuẩn Staphylococcus, màu xanh dương là của vi khuẩn Bacillus violaceus và màu đỏ là của vi khuẩn Bacillus prodigiosus.
![]() |
Tác phẩm của Alexander Fleming. (Ảnh: CAND) |
Trong những lúc ngồi thư giãn tại phòng thí nghiệm của mình tại Bệnh viện Saint Mary ở London, Fleming thường vẽ các bản thiết kế trên một tấm giấy thấm và phết lên nó một lớp hỗn hợp dinh dưỡng rau câu. Sau đó, ông dùng bút kim để vẽ các đường viền ngoài, tạo nên các đường rãnh trong rau câu, rồi cho penicillin vào đó, cốt để ngăn không cho vi khuẩn vượt qua.
Những bức tranh của ông được đặt trong môi trường dinh dưỡng và có màu sắc sống động - màu vàng là của vi khuẩn Staphylococcus, màu xanh dương là của vi khuẩn Bacillus violaceus và màu đỏ là của vi khuẩn Bacillus prodigiosus.
Fleming đã cho phép chúng sinh sôi nảy nở trong vòng kiềm chế của kháng sinh để tạo ra các phong cảnh, nhà cửa, hình ảnh con người, và thậm chí là Nữ hoàng Mary trong dịp bà đến thăm Scotland.
![]() |
Nhà khoa học Alexander Fleming (Ảnh: herbarium.usu.edu) |
Thuý Hân

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
