Tách kháng sinh, 'giải độc' cho mật ong xuất khẩu
Mật ong nhiễm kháng sinh sau khi được xử lý bằng hệ thống tách kháng sinh do kỹ sư Huỳnh Tiến Trung, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chế tạo, đã trở nên hoàn toàn an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Trong 9 tháng đầu năm 2009, có đến gần 10 lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài bị trả về do nhiễm Chloramphenicol, Tetracycline, Streptomycine, Norfloxacin. Những người nuôi ong giải thích, trong quá trình nuôi ong, thời tiết thay đổi khiến ong thường mắc phải bệnh tiêu chảy. Để cứu đàn ong, người nuôi thường phải sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho chúng.
Tuy nhiên, sau khi ong hết bệnh thì kháng sinh vẫn còn lưu lại trong mật ong. Với những lô hàng xuất khẩu, nếu mật nhiễm kháng sinh thì sẽ bị trả lại. Doanh nghiệp chỉ còn cách bán rẻ mật cho các cơ sở trong nước hoặc đổ bỏ.
Từ nguyên nhân trên, kỹ Trung đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại đầu tư xuất khẩu Hương Rừng giải quyết bài toán khó này cho các doanh nghiệp kinh doanh mật ong. Anh Trung cho biết, theo một số người nuôi ong lấy mật thì chuyện mật nhiễm kháng sinh không có biện pháp nào khắc phục được.
Vận dụng những kinh nghiệm vốn có về các thiết bị máy móc trong ngành sản xuất, sơ chế mật ong, anh Trung đã cho ra đời chiếc máy tách kháng sinh trong mật ong dựa vào nguyên lý bơm hút chân không.
Quá trình thử nghiệm cho thấy, sau khi tách kháng sinh ra khỏi mật ong, mật vẫn giữ được mùi vị và màu sắc ban đầu. Hệ thống chỉ làm sạch kháng sinh, còn chất lượng mật vẫn được giữ nguyên.
Máy tách kháng sinh khỏi mật ong của kỹ sư Huỳnh Tiến Trung.
Anh Trung cho biết, đầu tiên mật sẽ được cho vào thùng phối trộn, gia giảm nước phù hợp với hàm lượng kháng sinh bị nhiễm. Tiếp sau đó, đun nóng mật ở nhiệt độ 45 độ C và phun vào thùng chân không ở dạng tia nhỏ. Tại đây, bồn chân không kết hợp với bơm ly tâm sẽ tách nước và kháng sinh ra khỏi mật ở nhiệt độ 20 độ C.
Nhờ nhiệt độ sôi trong chân không nhỏ nên mật vẫn giữ được chất lượng ban đầu. Mật thành phẩm sẽ chảy xuống thùng trung gian và có thể khóa van an toàn để lấy mật ra mà không cần tắt cả hệ thống. Hơi nước và kháng sinh được dẫn qua thùng lạnh làm ngưng tụ thành nước và chảy ra ngoài. Năng suất của máy có thể đạt 1.200kg/mẻ.
Ưu điểm của hệ thống là gọn, dễ tháo lắp lau chùi. Hoặc có thể bơm nước vào bồn để súc rửa. Chi phí vận hành thiết bị không cao, tốn ít nhân công nên mang lại lợi nhuận cho người sử dụng.
Ông Huỳnh Công Chiến, Giám đốc Công ty Hương Rừng cho biết, máy đang trong quá trình chạy thử nghiệm nhưng kết quả rất tốt.
Anh Trung nhẩm tính với chi phí tách kháng sinh trong mật từ 4.000 - 5.000 đồng/kg thì vẫn còn hơn phải đổ đi hết nếu mật không đạt yêu cầu do nhiễm kháng sinh.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
