Tái chế màn hình LCD thành chất diệt khuẩn

Màn hình LCD cũ, hỏng đang là gánh nặng về rác thải điện tử, nhưng các nhà khoa học đã xử lý chúng thành chất diệt vi khuẩn gây hại nhờ thành phần Polyvinyl-alcohol (PVA) có trong màn hình.

Trên thế giới hiện nay, có khoảng hơn hai tỉ màn hình LCD đang dần bị hỏng. Vai trò cuối cùng của chúng là tham gia vào cộng đồng rác thải điện tử, một trong những yếu tố làm trầm trọng sự ô nhiễm môi trường. Trong màn hình LCD có nhiều chất độc hại như chì, cadium, thủy ngân.

Chỉ một số ít màn hình được người dân ở các quốc gia đang phát triển chiết xuất thành những kim loại quý, đem bán để kiếm thu nhập.

Các nhà nghiên cứu hiện nay đang tìm kiếm những cách thức tái chế rác thải điện tử khác nhau, trong đó có màn hình LCD. Tại nhiều phòng thí nghiệm, họ cố gắng tìm ra hữu dụng của rác thải điện tử hay sử dụng một số thành phần nhất định để biến tảo thành nhiên liệu sinh học. 

Chất PVA trong màn hình LCD có thể diệt nhiều loại vi khuẩn có hại.

Nghiên cứu mới của khoa Hóa học, ĐH York đã tìm ra cách thức để biến các màn hình LCD cũ, hỏng thành loại chất có khả năng phá hủy nhiều loại khuẩn lây nhiễm như Escherichia coli, Staphylococcus auresus và một vài loại vi khuẩn nguy hiểm khác. Nhân tố trong màn hình LCD giúp nó tiêu diệt vi khuẩn là chất Polyvinyl-alcohol (PVA).

Ông Andrew Hunt, trưởng nhóm nghiên cứu đã thực hiện quy trình xử lý như sau: làm lạnh và nung nóng PVA, tách nước với ethanol. Sau đó, họ thêm vào một chút phân tử bạc nhằm tăng cường đặc tính chống khuẩn của loại chất liệu tạo thành. Sản phẩm cuối cùng có thể sử dụng như một giải pháp dùng trong bệnh viện nhằm giảm sự lây nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đề cập đến khả năng sử dụng chúng trong thuốc và đồ băng bó được thiết kế đặc biệt để truyền vào những phần khác nhau của cơ thể con người.

Tuy nhiên, Hunt và đồng sự cần nghiên cứu kỹ hơn, đặc biệt là đảm bảo việc sử dụng các phân tử bạc thích hợp cho các ứng dụng điều trị sức khỏe con người. Nếu thành công, phương pháp này sẽ góp phần giảm sự gia tăng đến chóng mặt của rác thải công nghiệp.

Nguồn: Discovery

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News