Tai nghe truyền âm qua xương: Nó là gì và cách thức hoạt động?

Tai nghe true wireless đã gần như chiếm lĩnh thị trường tai nghe không dây trong những năm gần đây, tuy nhiên, nó chưa phải là một công nghệ không dây duy nhất làm cho người ta chú ý. Thuật ngữ "tai nghe truyền qua xương" đang lấp đầy một phân khúc đặc trưng, nó được dành cho những vận động viên và đặc biệt hơn nó hỗ trợ khả năng nhận biết âm thanh của cộng đồng khiếm thính. 

Tai nghe dẫn truyền qua xương là gì?

Tai nghe truyền âm qua xương: Nó là gì và cách thức hoạt động?
Tai nghe dẫn truyền qua xương sẽ rung động qua xương hàm, bỏ qua tai giữa.

Tai nghe dẫn truyền qua xương là kiểu tai nghe được đặt ngay trên gò má của người nghe. Thay vì đặt cách màng nhĩ để sóng âm truyền trong không khí, tai nghe dẫn truyền qua xương sẽ rung động qua xương hàm, bỏ qua tai giữa. Công nghệ này có nguồn gốc từ máy trợ thính và xuất hiện từ những năm 1920, khi Hugo Gernsback tạo ra osophone - máy trợ thính dẫn truyền qua xương.​

Ngày nay, âm thanh dẫn truyền qua xương đã mở rộng ra ngoài thế giới của y học, và phục vụ như một công cụ tuyệt vời cho các vận động viên ngoài trời.​

Tai nghe truyền âm qua xương: Nó là gì và cách thức hoạt động?
Công nghệ này có nguồn gốc từ máy trợ thính.

Vì với cách truyền động âm thanh kiểu này sẽ giúp đôi tai thoải mái, từ đó, người nghe nhận thức, cảm nhận được mọi thứ diễn ra ở xung quanh, điều này là tối quan trọng khi các bạn chạy bên ngoài hoặc đi bộ đường dài.

Tai nghe này hoạt động như thế nào?

Tai nghe dẫn truyền sóng âm thanh qua xương hộp sọ của người nghe bằng cách rung xương liên tục. Cụ thể hơn âm thanh truyền đi thông qua hộp sọ thẳng đến ốc tai, không đi qua màng nhĩ, xương búa (malleus), incus (xương nhỏ trong tai giữa) hay stapes (xương bàn đạp trong tai giữa). Ốc tai sau đó di chuyển những sợi lông siêu nhỏ (stereocilia) trong Corti (một bộ phận của Cochlea - một thành phần của tai trong (inner ear) liên quan đến thính giác).

Tai nghe truyền âm qua xương: Nó là gì và cách thức hoạt động?
Âm thanh truyền đi thông qua hộp sọ thẳng đến ốc tai.

Dòng chuyển động này bắt đầu một chuỗi các phản ứng hóa học kích thích các chất dẫn truyền thần kinh để kích thích dây thần kinh thính giác. Một khi một xung lực được bắn ra từ dây thần kinh thính giác, nó đi đến não và não sẽ diễn giải thông tin này là âm thanh.​

Quá trình này cũng giải thích lý do tại sao bạn nghe giọng nói của bạn nghe trầm hơn so với người khác. Bởi xương truyền âm thanh tần số thấp tốt hơn âm có tần số cao, đó là lý do tại sao mình sẽ ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng của mình thu âm lại “the thé” hơn mình nghĩ.​

Tai nghe truyền âm qua xương: Nó là gì và cách thức hoạt động?
Xương truyền âm thanh tần số thấp tốt hơn âm có tần số cao.

Vì thế, âm thanh được dẫn truyền qua xương khác với các thể loại tai nghe tiêu chuẩn vì tai nghe thông thường nó phát sóng âm trực tiếp vào ống tai. Trong cả hai trường hợp, về cơ bản thì màng nhĩ cùng các cơ chế hỗ trợ khác được tham gia vận hành ở hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, tai nghe dẫn truyền qua xương lại là một lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ ai bị mất thính lực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc “trình làng” tàu chở khách chạy bằng điện lớn nhất

Trung Quốc “trình làng” tàu chở khách chạy bằng điện lớn nhất

Mới đây, Trung Quốc đã giới thiệu mẫu tàu chở khách chạy bằng điện lớn nhất.

Đăng ngày: 02/07/2020
Hàn Quốc phát triển robot nhắc nhở giữ khoảng cách

Hàn Quốc phát triển robot nhắc nhở giữ khoảng cách

Không chỉ tại hàng quán, ở những công ty lớn có đông nhân viên, robot cũng rất được trọng dụng trong việc góp phần phòng chống dịch Covid-19 và nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân của mọi người.

Đăng ngày: 01/07/2020
Hệ thống định vị của Nga: “iPhone” dưới nước

Hệ thống định vị của Nga: “iPhone” dưới nước

Thợ lặn du lịch, thợ lặn công nghiệp, nhân viên cứu hộ tìm kiếm, phương tiện hoạt động dưới mặt nước: tất cả đều cần đến hệ thống dẫn đường để di chuyển.

Đăng ngày: 01/07/2020
Cầu, đường làm bằng bê tông thông minh có thể tự chữa khi hỏng

Cầu, đường làm bằng bê tông thông minh có thể tự chữa khi hỏng

Phòng thí nghiệm của nữ Giáo sư Luna Lu, Đại học Purdue, Mỹ đang phát triển công nghệ cho phép các cây cầu và đường cao tốc lát bê tông thông báo chính xác khi chúng cần sửa chữa và được trang bị các vật liệu đáp ứng việc tự sửa chữa.

Đăng ngày: 30/06/2020
Chế tạo thành công vải làm mát khi nóng và ấm lên khi lạnh

Chế tạo thành công vải làm mát khi nóng và ấm lên khi lạnh

Các nhà khoa học tại Đại học Manchester, Anh đã phát triển một loại vải dệt thông minh có thể xâm nhập vào quần áo thích ứng để giữ cho người mặc mát mẻ trong thời tiết ấm áp và ngược lại.

Đăng ngày: 30/06/2020
Đeo khẩu trang chống dịch, nghe được 8 ngôn ngữ

Đeo khẩu trang chống dịch, nghe được 8 ngôn ngữ

Khi việc đeo khẩu trang trở thành chuẩn mực trong bối cảnh đại dịch, startup Donut Robotics của Nhật Bản đã phát triển một loại khẩu trang thông minh có kết nối với điện thoại và dịch từ tiếng Nhật sang tám ngôn ngữ khác.

Đăng ngày: 30/06/2020
Với chiếc áo đặc biệt này, bạn có thể thoải mái đi du lịch mà không lo bất đồng ngôn ngữ

Với chiếc áo đặc biệt này, bạn có thể thoải mái đi du lịch mà không lo bất đồng ngôn ngữ

Chỉ với những biểu tượng đơn giản nhưng các biểu tượng được in trên chiếc áo đặc biệt này có thể giúp bạn dễ dàng trao đổi thông tin với người bản địa khi tới du lịch tại một quốc gia khác.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News