Tái phát hiện sinh vật hiếm giống hươu cao cổ ở Congo
Các nhà bảo tồn vui mừng cho biết họ đã có được bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của một sinh vật hiếm hoi giống như hươu cao cổ ở công viên quốc gia Virunga, Congo, trong khu vực bị quần nát bởi các cuộc xung đột đẫm máu. Con hươu đùi vằn đi dạo trong một cánh rừng ở khu bảo tồn Ituri, phía Đông Congo. (Ảnh: Reuters)
Được tìm thấy lần đầu tiên tại đây vào năm 1901, giống hươu đùi vằn nhút nhát này đã "mất tích" khỏi công viên từ năm 1959. Chúng có bề ngoài tương tự như con lai giữa hươu cao cổ và ngựa vằn với đùi và chân sau có sọc, cùng cái cổ dài. Người ta biết rằng chúng vẫn tồn tại ở đâu đó tại Congo, nhưng lo ngại nó đã bị tuyệt chủng tại nơi từng được phát hiện bởi bạo lực và tình trạng hỗn loạn.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây tại khu vực này do nhóm bảo tồn WWF và Viện bảo tồn thiên nhiên Congo đã tìm thấy 17 dấu chân hươu đùi vằn và các bằng chứng khác về sự tồn tại của chúng.
Họ chưa ghi nhận được hình ảnh nào của con vật, song các dấu chân lại rõ ràng đến mức chứng tỏ hươu đùi vằn mới quẩn quanh đâu đây. Sinh vật này được xem là họ hàng gần nhất đang sống của hươu cao cổ.
"Phát hiện ra hươu đùi vằn ở công viên quốc gia Virunga là một dấu hiệu tích cực", Marc Languy, cán bộ WWF thuộc Chương trình vùng Đông Phi nhận định. "Vì quốc gia này đang hoà bình trở lại, phát hiện trên cho thấy những khu bảo tồn trong vùng có chiến tranh này một lần nữa đã trở lại thành thiên đường cho các loài động vật hoang dã quý hiếm".
T. An

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
