Tại sao âm thanh chép miệng khi ăn lại khiến một số người thấy khó chịu?

Nếu bạn cảm thấy khó nghe thấy những âm thanh “tóp tép, chót chét,…” khi người khác chép miệng khi ăn thì có lẽ bạn đã mắc một hội chứng hiếm gọi là “misophonia”, khiến bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm đối với những âm thanh hàng ngày và não của bạn cũng rất khác so với người bình thường.


Người mắc misophonia khi nghe các âm thanh này họ có biểu hiện đổ mồ hôi và nhịp tim tăng lên.

Đó chính là kết luận trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Current Biology dựa trên quét não của 20 người có hội chứng misophonia và đối chiếu với 22 người khác không bị. Trong thử nghiệm, tất cả các tình nguyện viên đều được cho nghe những tiếng động khó chịu, bao gồm cả tiếng la hét, các âm thanh trung lập như tiếng mưa rơi và cả tiếng do người khác tạo ra như tiếng nhai, chép miệng, tiếng ngáy,…

Kết quả không có ai cảm thấy thích thú với đa số các âm thanh này, nhưng những người mắc hội chứng misophonia, khi nghe các âm thanh này họ có biểu hiện đổ mồ hôi và nhịp tim tăng lên. Khi theo dõi kết quả quét não, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên kết giữa những vùng khác nhau trên não ở những người mắc hội chứng misophonia phản ứng rất mạnh khi nghe được âm thanh khó chịu. Không chỉ vậy, vùng não trước ở những người này cũng kết nối tới nhiều vùng khác hơn nên có phản ứng mạnh mẽ hơn.

Nhóm nghiên cứu cho biết misophonia là hội chứng rất hiếm và việc tìm hiểu về cách não tạo nên những phản ứng cảm xúc có thể giúp các bác sĩ nhanh chóng tìm ra được biện pháp chữa trị hiệu quả. Tất nhiên, việc chữa trị còn có thể giúp những người dù không mắc hội chứng nhưng vẫn cảm thấy khó chịu nếu nghe tiếng ai đó chép miệng khi ăn hoặc cảm thấy rùng mình khi nghe tiếng ngáy lớn khi ai đó ngủ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất