Vì sao viên đạn có kích thước bé, nhưng sát thương cực lớn?

Cách thức viên đạn khi bắn ra khỏi súng được ví như một "kỳ quan của khoa học kỹ thuật", nhưng đồng thời cũng là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất mọi thời đại.

Lịch sử hình thành nên súng đạn

Súng và đạn hiện nay được xem là đỉnh cao của một loạt các phát minh và cải tiến kéo dài hàng ngàn năm của con người.

Vì sao viên đạn có kích thước bé, nhưng sát thương cực lớn?
Lịch sử của súng đạn bắt đầu từ Trung Quốc khi vào thế kỷ thứ 9.

Lịch sử của súng đạn bắt đầu từ Trung Quốc khi vào thế kỷ thứ 9, họ đã sáng chế ra loại thuốc súng đầu tiên. Kể từ đó, khái niệm viên đạn được hình thành, với hình dạng ban đầu là quả cầu bằng chì đúc.

Mãi tới năm 1830, thí nghiệm đầu tiên về viên đạn hình nón mới mở ra một chương mới cho súng đạn. Khi ấy, Henri-Gustave Delvigne, một đại úy bộ binh người Pháp, lần đầu tiên thiết kế những viên đạn có hình dạng hình trụ ở phần đuôi, và hình nón ở đầu viên đạn.

Qua từng thời kỳ, súng đạn dần chứng minh được sức mạnh trên chiến trường. Có thể nói rằng cho đến trước khi loài người sáng tạo ra các loại xe, máy bay... thì ngựa là thứ duy nhất giúp ích con người hơn súng đạn trong các cuộc chiến.

Tới nay, súng đạn vẫn là một phần không thể thiếu tại một số quốc gia. Điển hình như Mỹ, với việc có tới hàng triệu người sở hữu súng, đạn.

Vì sao viên đạn có kích thước bé, nhưng sát thương cực lớn?
Bất kỳ viên đạn nào cũng có thể gây chết người nếu nó bán trúng cơ quan nào trong cơ thể.

Tuy nhiên cũng vì lẽ đó, mà rất nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), mỗi năm, có hơn 100.000 người Mỹ bị bắn, dẫn tới hàng chục ngàn trường hợp tử vong.

Vậy, điều gì làm cho súng đạn trở nên nguy hiểm tới vậy, dù kích thước của viên đạn là rất nhỏ?

Khoa học đằng sau chuyển động của viên đạn

Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, động lượng mà súng truyền cho viên đạn là yếu tố chính khiến cho nạn nhân bị bắn phải nhận nhiều sát thương đến vậy.

Nói cách khác, bản thân viên đạn hoàn toàn không nguy hiểm. Nhưng viên đạn bay với vận tốc cao mới gây ra sát thương lớn.

Vì sao viên đạn có kích thước bé, nhưng sát thương cực lớn?
Bản thân viên đạn là không nguy hiểm, cho tới khi nó được truyền động lượng từ nòng súng (Ảnh: Getty).

Khả năng gây thương tích của viên đạn còn phụ thuộc vào 3 yếu tố, gồm khối lượng, tốc độ, và khả năng truyền năng lượng đến mục tiêu.

Một trong những khẩu súng ngắn được sử dụng rộng rãi nhất, Beretta M9, dùng đạn 9mm có khối lượng điển là 0,008 kg và vận tốc đầu nòng 400m/giây.

Nhân hai con số này với nhau, chúng ta sẽ có động lượng đạn đạt khoảng 3,2 kgm/giây. Con số này có thể tương đương với việc bị đâm bởi một chiếc xe máy ở vận tốc 80km/h.

Mặc dù bản thân viên đạn chỉ nặng khoảng 5 gram, nhưng nó sở hữu năng lượng của một viên gạch rơi từ tòa nhà 16 tầng.

Với tất cả năng lượng đó tập trung vào một khu vực rất nhỏ, nó có thể dễ dàng xuyên qua da bạn, gây tổn thương nghiêm trọng bên trong và thậm chí tử vong.

Vì sao viên đạn có kích thước bé, nhưng sát thương cực lớn?
Thiết kế của viên đạn, chẳng hạn như thon hay tròn, ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ bay và sát thương của nó (Ảnh: Getty Images).

Đó là chưa kể tới việc một số khẩu súng có khả năng bắn nhiều viên đạn cùng lúc, và do đó nhân tổng động lượng được truyền đi, gây ra thương tích lớn hơn hàng chục lần.

Không chỉ những viên đạn được bắn trực tiếp vào nạn nhân, mà ngay cả những trường hợp đạn lạc xuất phát từ việc bắn súng ăn mừng cũng có thể gây nguy hiểm.

Tờ Forbes trích dẫn một nghiên cứu kéo dài 1 năm về đạn lạc, cho rằng xấp xỉ 4,6% trong số tất cả các trường hợp tử vong xảy ra do hậu quả trực tiếp của việc nổ súng ăn mừng.

Thật không may, hầu hết các vụ nổ súng ăn mừng diễn ra đều sử dụng đạn thật. Đó là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả có khả năng gây tử vong này.

Ước tính, một viên đạn bắn lên không trung sẽ tiếp tục di chuyển khoảng 20- 90 giây, trước khi rơi xuống.

Và mặc dù viên đạn có vận tốc chỉ bằng khoảng 10% so với khi nó được bắn ra khỏi nòng súng, nhưng bấy nhiêu vẫn tương đương với một viên gạch rơi từ độ cao 1 mét, và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân ngoài ý muốn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đi bộ tốn ít calo hơn chạy?

Vì sao đi bộ tốn ít calo hơn chạy?

Không gì đáng ngạc nhiên khi chạy bộ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn đi bộ trên cùng một quãng đường. Nhưng tại sao lại thế?

Đăng ngày: 15/07/2024
Vì sao nhiều người không thể với tay chạm vào ngón chân?

Vì sao nhiều người không thể với tay chạm vào ngón chân?

Chạm ngón chân khi đứng hoặc ngồi với đầu gối thẳng là một trong những bài kiểm tra độ linh hoạt cơ bản mà tất cả chúng ta từng thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được.

Đăng ngày: 14/07/2024
Dù mệnh danh là

Dù mệnh danh là "vua đồng cỏ", vì sao sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi?

Sư tử được mệnh danh là " vua đồng cỏ". Chúng là loài săn mồi hàng đầu trên những vùng thảo nguyên rộng lớn ở châu Phi.

Đăng ngày: 14/07/2024
Tại sao Trung Quốc không thể sản xuất vòng bi cao cấp?

Tại sao Trung Quốc không thể sản xuất vòng bi cao cấp?

Vòng bi, được mệnh danh là " trái tim của máy móc", đóng vai trò thiết yếu trong hầu hết các thiết bị cơ khí hiện đại.

Đăng ngày: 14/07/2024
Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?

Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu, nhưng tại sao không dám xâm lược Ấn Độ?

Thành Cát Tư Hãn, vị anh hùng Mông Cổ lừng danh, đã chinh phục phần lớn lục địa Á-Âu trong thế kỷ 13, tạo nên một đế chế rộng lớn chưa từng có.

Đăng ngày: 14/07/2024
Vì sao cô gái thản nhiên bơi giữa đàn cá mập mà không sợ bị cắn?

Vì sao cô gái thản nhiên bơi giữa đàn cá mập mà không sợ bị cắn?

Chùm ảnh cô gái sinh năm 1995 thản nhiên lặn xuống vùng nước sâu và bơi giữa nhiều loài cá mập khác nhau khiến cộng đồng mạng thích thú.

Đăng ngày: 12/07/2024
Vì sao tiêm vaccine vẫn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Vì sao tiêm vaccine vẫn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Các chuyên gia cho biết một số ít người tiêm vaccine bạch hầu không đủ liều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh, do miễn dịch suy giảm theo thời gian.

Đăng ngày: 12/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News