Tại sao cá trê có nhiều râu?
Các nhà khoa học cho rằng sở dĩ cá trê có nhiều râu là do bộ phận này có thể giúp chúng ngửi và cảm nhận thức ăn xung quanh khi di chuyển trong bóng tối.
Cá trê ở Việt thuộc thuộc Bộ cá da trơn, sống trong các ao, đầm, sông hồ với đặc điểm hình thái là không có vảy và sở hữu 2 - 4 cặp râu ở mũi hoặc 2 bên hàm trên. Không giống hầu hết các loài cá khác, cá trê nhìn chung không thể thực sự phát hiện con mồi bằng mắt. Vì vậy, nhiều người còn cho rằng nó bị mù một phần, đặc biệt là vào ban đêm.
Tại sao cá da trơn có nhiều râu?
Cá trê là loài kiếm ăn ở tầng tầng đáy, nhiều bùn đất. Tại các vùng nước này, ánh sáng là một điều xa xỉ nên mắt của nó thường rất nhỏ, không phát triển mà thay vào đó cá trê tiến hóa một hệ xúc giác rất quan trọng. Đó là râu (Barbels).
Râu của cá trê được làm bằng da nhưng có rất nhiều dây thần kinh. Trên mỗi chiếc râu có chồi vị giác và các cảm biến khứu giác đặc biệt giúp nó ngửi và định hướng môi trường xung quanh. Điều này khiến đây là cơ quan dò đường giúp nó có thể phát hiện các vật thể trong môi trường nước đáy, nhiều bùn lầy. Cá trê cũng là loài kiếm ăn ban đêm, khi đến các vùng tối, nó sử dụng râu để tìm kiếm thức ăn. Chúng cũng dùng râu của mình để cảm nhận và nếm thử mọi thứ. Do đó, có thể nói rằng râu giúp cuộc sống của cá trê trở nên dễ dàng hơn.
Râu của cá trê không có độc, không được thiết kế để châm chích và vì vậy nên chúng vô hại với con người. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì bộ phận này của cá trê cũng có thể khiến bạn bị thương. Khi bị cắt râu, cá trê đương nhiên sẽ cảm thấy đau đớn bởi nơi đó chứa các dây thần kinh. Đồng thời, chúng cũng sẽ mất khả năng dò đường, tìm kiếm con mồi và chạy trốn khi gặp nguy hiểm.
Cá trê có mọc lại râu không?
Râu cá trê là một thứ gì đó rất độc đáo với những người lần đầu tiên nhìn thấy. Vì vậy, có một số người tự hỏi rằng không hiểu bộ phận này của cá trê có mọc lại hay không.
Câu trả lời là râu cá trê sẽ mọc lại bất kể lý do trước đó nó bị đứt hoặc rụng là gì. Tuy nhiên, xu hướng mọc lại của râu cá trê sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nước, dinh dưỡng và độ tuổi của cá. Trên thực tế, chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất trong số đó.
Cần phải lưu ý rằng trong trường hợp bị hỏng, râu cá trê có thể sẽ không phát triển lại như chiều dài ban đầu. Vì vậy, nếu nuôi cá trê, hãy đảm bảo rằng râu của nó không bị đứt và chất lượng nước phải tốt.
Bạn có thể chạm vào râu cá trê thoải mái bởi chúng vô hại và không chứa độc tố. Cảm giác sờ vào bộ phận này cũng giống như chạm vào râu của chó hoặc mèo mà thôi. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn không nên đụng vào vây của sinh vật này. Đã từng có những trường hợp phải đi cấp cứu vì bị vây cá trê 'tấn công' trước đây.

Tìm hiểu hiện tượng "giả chết" trong thế giới động vật
Từ vượn cáo, thạch sùng, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập,... hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân.

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng
Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".
