Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Cầu Thê Húc là một trong những công trình biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Cây cầu này được xây dựng năm 1865, dưới thời trị vì của vua Tự Đức, triều Nguyễn.

Người đầu tiên có công xây dựng cầu Thê Húcdanh nhân Nguyễn Văn Siêu (1799-1872). Ông là một trong những nhà thơ, danh nhân nổi tiếng nhất triều Nguyễn. Sau khi cây cầu được xây dựng, Nguyễn Văn Siêu đặt tên là Thê Húc với ý nghĩa: "Nơi lưu lại ánh sáng" hay "Ngưng tụ hào quang".


Cầu được sơn màu đỏ, tượng trưng cho màu của Mặt Trời, màu của sự sống, may mắn và hạnh phúc

Cầu Thê Húc được danh nhân Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng để nối bờ với đền Ngọc Sơn nằm trên hồ Hoàn Kiếm. Đền Ngọc Sơn hiện là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của nước ta.

Cầu Thê Húc ban đầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Do hư hỏng nặng, năm 1952, cầu cũ bị phá bỏ, cầu mới được xây dựng với thiết kế như cầu cũ nhưng độ cong lớn hơn. 16 hàng cọc được giữ nguyên. Các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông, mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ.

Cầu Thê Húc hướng về phía đông, về phía Mặt Trời mọc. Cầu được sơn màu đỏ, tượng trưng cho màu của Mặt Trời, màu của sự sống, may mắn và hạnh phúc, theo quan niệm của người Á Đông.

Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu bổ đền Ngọc Sơn, Hà Nội. Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn cũ), ông cho xây tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút.

Nguyễn Văn Siêu là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị như: Phương Đình thi loại, Phương Đình văn loại, Phương Đình dư địa chí, Địa dư toàn biên, Chư kinh khảo ước, Chư sử khảo thích, Tứ thư bị giảng… Sáng tác của ông thể hiện đậm nét lòng tự hào về đất nước và dân tộc. Thơ của ông có nhiều bài miêu tả thiên nhiên hữu tình ở hồ Gươm, hồ Tây, sông Nhị, sông Tô, gò Đống Đa… Ảnh: Chân dung Nguyễn Văn Siêu.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất