Tại sao cực Bắc dịch chuyển về phía London?

Cực Bắc của Trái Đất đang đổi hướng xoay về phía đông, tiến đến kinh tuyến gốc chạy qua Greenwich, London, Anh.

Trục quay của Trái Đất, với vị trí đánh dấu là cực Bắc, đang dịch chuyển ở mức khoảng 10cm một năm trong thế kỷ qua, hướng tới Vịnh Hudson của Canada, dọc theo đường kinh tuyết chạy qua Toronto và thành phố Panama. Sự dịch chuyển này là do khối lượng Trái Đất được tái phân bố khi lớp vỏ chậm rãi nhô lên ở thời điểm kết thúc kỷ Băng Hà cuối cùng, theo New Scientist.

Tuy nhiên, từ năm 2000, trục Trái Đất dịch chuyển 75 độ về phía đông hướng dọc theo đường kinh tuyến gốc Greenwich. Một số bằng chứng cho thấy sự thu nhỏ của lớp băng ở Greenland và Nam Cực do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi bất ngờ này.


Trục Trái Đất đang hướng về phía đường kinh tuyến gốc. (Hình minh họa: Youtube).

Trong nghiên cứu công bố hôm 8/4 trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học kết luận sự thay đổi của trục Trái Đất còn do tác động của quá trình tái phân bố nước trên bề mặt địa cầu.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có bằng chứng chắc chắn chỉ ra thay đổi ở phân bố nước bề mặt trên quy mô toàn cầu cũng góp phần đổi hướng trục quay", Surendra Adhikari, nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ở Pasadena, California, cho biết.

Theo Adhikari, tiểu lục địa Ấn Độ và biển Caspi đang mất đi một lượng nước khổng lồ, đẩy trục Trái Đất về phía đông.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ vệ tinh GRACE của NASA nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa khối lượng nước phân bố và hướng chuyển động của trục Trái Đất từ năm 2002 đến 2015. Kết quả cũng làm sáng tỏ lý do trục Trái Đất dao động vài năm một lần. Sự dao động này cũng do thay đổi trong khối lượng nước trên khắp hành tinh, Adhikari cho biết.

"Hiểu biết chính xác về chuyển động ở vùng cực và vòng quay của Trái Đất là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều ứng dụng", Florian Seitz ở Viện Nghiên cứu Đo đạc Đức ở Munich, nói. Các ứng dụng bao gồm hệ thống định vị GPS, vị trí vệ tinh và nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

Do có ghi chép chính xác về chuyển động của trục Trái Đất từ năm 1899, các nhà khoa học có thể sử dụng dữ liệu đó để lập bản đồ các thay đổi trong quá khứ ở phân bố nước bề mặt một cách chính xác hơn. Cùng với việc xem xét nơi trục Trái Đất đang hướng tới, công trình có thể giúp lập ra những mô hình thời tiết chuẩn xác hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News