Tại sao cuốn sách "Chú thỏ muốn đi ngủ" có thể dỗ trẻ ngủ trong vài phút?
Cuốn sách "Chú Thỏ Muốn Đi Ngủ" thực sự dựa trên những nghiên cứu khoa học tâm lý để có thể đạt hiệu quả đến như vậy.
- Máy ru ngủ có thể gây tác hại đối với trẻ sơ sinh
- Những đồ vật cần "loại bỏ" trước khi đi ngủ
- Video: Thiết bị laser theo dõi giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Lý giải cho cuốn sách thần kỳ được các phụ huynh dùng để ru bé ngủ
Gần đây, cư dân mạng Việt Nam đang lan truyền câu chuyện về cuốn sách “Chú Thỏ Muốn Đi Ngủ” đang làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng “Sách bán chạy nhất” và được coi như “vị cứu tinh” thần kì cho những ông bố, bà mẹ phải vật vã mỗi lần dỗ con đi ngủ.
Chuyện khó tin nhưng có thật đang xảy ra: Trong khi “cơn ác mộng” của hầu hết những tác giả viết sách chính là việc sách của mình khiến cho độc giả phải buồn ngủ thì cuốn sách “Chú Thỏ Muốn Đi Ngủ” lại chứng tỏ điều ngược lại.
Được viết bởi nhà tâm lí học hành vi và ngôn ngữ học người Thụy Điển Carl-Johan Forssen Ehrlin, cuốn sách “Chú Thỏ Muốn Đi Ngủ” (The Rabbit Who Wants To Fall Asleep) cam kết sẽ dụ bất cứ em bé nào đi vào giấc ngủ trong vòng vài phút. Chỉ vẻn vẹn 26 trang sách, câu chuyện về chú Thỏ buồn ngủ giúp các bé thư giãn, tập trung và say ngủ cùng nhân vật chính lúc nào không hay.
Cuốn sách này có chiêu gì mà mê hoặc được những bé cứng đầu nhất cũng phải chịu nhắm mắt đến vậy?
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được vì sao trẻ lại gặp khó khăn trong việc "chìm vào giấc ngủ". Các chuyên gia tại Viện nghiên cứu giấc ngủ tại bệnh viện Boston cho biết sau một ngày hoạt động thì trẻ trở nên mệt mỏi nhưng chúng lại sợ phải đi ngủ vì nhiều lý do như bóng tối hay ở một mình nên các bé luôn cố gắng chống lại cơn buồn ngủ.
Chính vì thế, các chuyên gia tâm lý đã giải thích cặn kẽ vì sao cuốn sách "Chú Thỏ Muốn Đi Ngủ" lại tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc ru ngủ các bé, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 9 với lý do "chúng đủ lớn để hiểu những câu chuyện nhưng cũng vẫn quá trẻ con nên vẫn tin vào chúng".
Cụ thể, cuốn sách này đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật gây buồn ngủ dựa trên cơ sở ngành Tâm lý học, dưới đây là phân tích chi tiết của giám đốc Viện nghiên cứu giấc ngủ Boston, Umakanth Khatwa:
- Các bậc phụ huynh được hướng dẫn là nên ngồi cạnh con và cho bé sát vào lòng, ngoài ra khi đọc sách thì họ nên cùng bé lật từng trang sách một nhưng không nên khuyến khích bé quá tập trung vào cuốn sách vì như thế bé sẽ càng tỉnh táo hơn. Cách làm chậm rãi này có thể dễ dàng khiến bé trở rơi vào trạng thái buồn ngủ.
- Ngoài ra, phụ huynh cần đọc hết cả quyển sách kể cả khi bé đã nhắm mắt để đảm bảo con của họ đã thực sự ngủ say và không thức giấc bất chợt khi họ rời phòng. Lý do là vì trong 15 phút đầu tiên của giấc ngủ, bé rất dễ bị đánh thức vì vậy nên phụ huynh cần tiếp tục đọc cho đến hết.
- Các con vật sử dụng trong sách đều là những loài vật không quá đáng sợ như ốc sên, thỏ giúp bé thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, tên gọi của chúng đều là những cái tên đọc lên sẽ thấy rất buồn ngủ ví dụ như thỏ Roger khi đọc nghe giống như một người đang ngáp.
- Các chữ cái in nghiêng được hướng dẫn là cần đọc chậm và nhấn mạnh ví dụ như từ "ngủ" được in nghiêng khá nhiều. Thực chất đây là một kỹ thuật thôi miên cơ bản, nhấn mạnh từ nào đó sẽ giúp trẻ tập trung vào nó hơn và nghĩ đến việc đi ngủ, ngoài ra việc đọc chậm giống như một loại thuốc an thần khiến trẻ rơi vào giấc ngủ dễ hơn.
- Trong truyện sẽ có những lúc yêu cầu phụ huynh phải ngáp, đây là chi tiết quan trọng vì lúc đó trẻ bắt đầu có xu hướng bắt chước theo hành động của bố mẹ và ngáp theo. Từ đó, dần dần trẻ sẽ trở nên buồn ngủ và thiếp đi lúc nào không biết.
Thực tế, cuốn sách này hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học tâm lý và không có bất kỳ yếu tố khó hiểu nào ở đây cả.