Tại sao da hổ có sọc?

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tìm được bằng chứng thực tế cho lý thuyết mà nhà toán học nổi tiếng người Anh Alan Turing đưa ra 60 năm trước về cơ chế tạo nên những mô hình sinh học như các sọc trên lông hổ hay đốm trên da.

>>> Indonesia: Lại thêm một con hổ Sumatra bị giết

Turing cho rằng những mô hình lặp lại trên da, lông động vật được tạo thành bởi một cặp tạo hình kết hợp với nhau như một chất hoạt hóa và một chất ức chế.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu ở ĐH Hoàng gia London chứng minh được lý thuyết của nhà giải mật mã nổi tiếng bằng các thí nghiệm có thể đóng góp đáng kể cho nền y học phục hồi.


Những sọc vằn trên da hổ được tạo nên bởi một cặp tạo hình.

Để thử nghiệm lý thuyết này, các nhà khoa học đã nghiên cứu sự phát triển của vết gợn trên mũi chuột.

Khi nghiên cứu trên tế bào phôi thai chuột, nhóm nhà khoa học phát hiện một cặp tạo hình kết hợp với nhau để quyết định vị trí tạo thành các vệt gợn. Những hóa chất này kiểm soát hoạt động của nhau, kích hoạt và ức chế việc tạo ra và mô hình các vết gợn.

Turing là người đã giải những mật mã bí mật của quân đội Đức được tạo nên bởi chiếc máy Enigma nổi tiếng. Đóng góp này đã giúp quân đội Anh chiến thắng trên chiến trường Thái Bình Dương. Công trình của Turing đã đặt nền tảng cho việc tạo ra máy tính hiện đại, vì thế ông được tạp chí Time đưa vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Tuy nhiên, Turing bị chính phủ Anh phớt lờ một cách đáng xấu hổ, vì thế ông tự vẫn vào năm 1954 sau khi bị kết tội đồng tính và bị buộc phải sử dụng liệu pháp hormone.

Năm 2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown thay mặt chính phủ chính thức đưa ra một lời xin lỗi rõ ràng đến Turing vì những cáo buộc “kinh hoàng” “hoàn toàn không công bằng” mà ông phải chịu đựng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 25/06/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News