Tại sao đa số các loài hoa đều có tính đối xứng?

Bạn có biết rằng đa số các loài hoa đều có cấu trúc đối xứng? Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự độc đáo này qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có những phát hiện thú vị đấy!

Sức hấp dẫn của các loài hoa không chỉ đến từ màu sắc hay hương thơm mà còn nhờ vào cấu trúc đối xứng rất đặc biệt.

Có thể hiểu đơn giản đối xứng là một cảm giác về tỷ lệ hài hòa, đẹp và cân đối. Khi hai hoặc nhiều đối tượng có cùng cấu trúc đối diện nhau hoặc được đặt quanh một trục, chúng trở nên đối xứng với nhau.

Hoa có những kiểu đối xứng nào? Về cơ bản hoa có ba loại: Hoa có đối xứng xuyên tâm, Hoa đối xứng 2 bên và Hoa không đối xứng.

Hoa có đối xứng xuyên tâm (Hoa Actinomorphic)

Những loài hoa điển hình như dâm bụt, hoa cải thuộc dạng đối xứng xuyên tâm. những bông hoa này thường có từ 4 đến 5 cánh. Ta có thể dễ dàng chia hoa thành các phần giống hệt nhau qua các trục đối xứng là các tia chạy từ tâm hoa.                           


Hoa dâm bụt và hoa cải thuộc dạng đối xứng xuyên tâm.

Hoa đối xứng 2 bên  (Hoa Zygomorphic)

Hoa lan là loài tiêu biểu cho kiểu đối xứng này. Hoa chỉ có một trục đối xứng tương ứng với 2 phần giống hệt nhau như soi gương. Những cánh hoa sặc sỡ đối xứng nhau tạo nên một tổng thể hài hòa và bắt mắt.


Hoa lan với cấu trúc đối xứng 2 bên.

Hoa không đối xứng

Một số hoa rất khó xác định được trục hoặc tâm đối xứng. Chẳng hạn như hoa riềng tía.


Hoa riềng tía có cấu trúc bất đối xứng.

Tại sao hoa phải đối xứng?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hoa đối xứng hai bên giúp các loài côn trùng dễ dàng bám đậu, nhờ đó thu hút được các loài thụ phấn cho cây.

Các nhà sinh vật học đã áp dụng kĩ thuật biến đổi gen vào cây Fireweed,  khiến cho hoa của nó đối xứng hơn, kết quả là tạo ra nhiều mật hoa hơn. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên ong vò vẽ, kết quả cho thấy ong thích những bông hoa đối xứng này hơn do khả năng sản xuất mật hoa lớn hơn.


Hoa Firewood.

Trên một cành cây, chồi mang hoa được gọi là trục mẹ. Mặt của hoa hướng về trục mẹ là mặt lưng và mặt xa trục là mặt bụng. Một bông hoa đạt được một kiểu đối xứng nhất định khi các tế bào ở một trong hai mặt này giãn ra.

Khi các nhà khoa học nghiên cứu Snapdragons, họ đã tìm thấy 4 gene - Cycloidea (CYC), Dichotoma (DICH), Radialis (RAD) và Divaricata (DIV) - góp phần tạo nên sự đối xứng.

Hoa hướng dương thuộc kiểu đối xứng nào? Một nghiên cứu thú vị được thực hiện trên hoa hướng dương cho thấy rằng khi một genê giống CYC được thêm vào bộ gen của nó, hoa hướng dương đã phát triển vòng cánh hoa thứ hai. Do vòng thứ hai này, hoa hướng dương không thuộc loại hướng tâm mà thuộc đối xứng 2 bên. Điều đáng ngạc nhiên là hiện tượng này được nhìn thấy trong những bức tranh hoa hướng dương nổi tiếng ở thế kỷ 19 của Van Gogh.


Hoa hướng dương hai vòng cánh và tranh hoa hướng dương của Van Gogh.

Hoa không đối xứng thụ phấn như thế nào?

Không chỉ có cấu trúc đối xứng, các loài hoa còn có những cách khác để thu hút côn trùng thụ phấn. Ví dụ như hoa Gorteria diffusa, thay vì đối xứng, hoa có những đốm trên cánh thu hút ruồi ong và một số loài bọ cánh cứng. Các nhà khoa học đã quan sát thấy ruồi đực đến thăm những bông hoa này nhiều hơn ruồi cái. Khi kiểm tra kỹ hơn, họ nhận thấy những đốm này phản chiếu lượng tia cực tím tương tự như phản xạ của lưng ruồi ong, khiến cho chúng trông giống như những con ruồi đang đậu trên cánh hoa, do đó kích thích sự gây hấn và tìm kiếm bạn tình ở ruồi đực.


Hoa Gorteria diffusa thu hút côn trùng thụ phấn bằng những đốm đen.

Các nhà khoa học đã lai tạo những bông hoa không có đốm và thay chỗ đốm bằng mực. Kết quả là cả hoa không đốm và có đốm giả đều không hấp dẫn ruồi bằng bằng những bông còn lại. Ở Nam Phi, có rất nhiều loài hoa có những đốm đen như Gazania, Dimorphotheca và Pelargonium - tất cả đều được thụ phấn bởi ruồi ong.                      

Nhìn chung, dù đối xứng hay không, mỗi loài hoa đều mang vẻ đẹp riêng. Càng tuyệt vời hơn khi giờ đây ta có thể đánh giá một bông hoa thông qua sự tiến hóa về thẩm mỹ!

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất