Tại sao dự báo thời tiết thường hay sai?
Nắng mưa là chuyện của giời, nhưng đi chơi lại là chuyện của tôi... một mình!
Thời tiết, luôn là một con mụ khó ở thay đổi tâm tính còn nhanh hơn cả cắt điện luân phiên...
Sáng nắng, chiều mưa, trưa ẩm ướt. Tưởng nắng vỡ đầu mà lại mưa lụt cả phố. Đã thế cả tuần đi làm đi học, chả được bước chân ra khỏi nhà, vừa cuối tuần một cái, váy vó xinh đẹp mới thò được ngón chân ra cửa đã mưa tầm mưa tã. Hạt nào hạt nấy to như cái bát ô tô, lại chả dám đi đâu...
Cũng công nhận, đã là "dự báo" thì chả bao giờ có xác suất 100%, nhưng mà các anh chị ạ, đang xinh đẹp rạng ngời độp phát ra đường thành con dở rồ ướt từ đầu đến tận cuối thân thì có kiên nhẫn đến mấy cũng phải bất giác buột ra một câu chửi thề. Giời đất đã khó chịu lại còn cảm giác bị lừa dối bởi truyền hình!
Vừa bước chân ra đường là hạt mưa to như cái bát ô tô úp thẳng vào mặt...
Mà kể ra nói đi cũng phải nói lại, dự báo thời tiết ngày nay đã xịn lắm rồi đấy. Chứ cứ như ngày trước thì còn phải kêu than dài dài. Sau hàng chục năm dài miệt mài nghiên cứu, các nhà khí tượng học cũng dần nâng cao được tính chính xác của dự báo thời tiết. Nhưng để chính xác đến 100% thì có lẽ đây là điều không tưởng... Và đấy cũng là lý do tại sao dự báo thời tiết cứ thường hay sai sai.
Dự báo thời tiết ngày nay không phải đứng trên cái đài cao cao, quan sát 4 phương 8 hướng bằng mắt thường, rồi lấy tờ giấy ra đo hướng gió như ngày xửa ngày xưa nữa. Thời đại nào rồi mà còn thủ công thế. Tất cả đã được thay thế bằng các công thức và mô hình toán học, tất nhiên có cả siêu máy tính nữa.
Mà không phải chỉ có một trạm khí tượng hoành tráng như thế. Trên khắp thế giới này có hàng trăm nghìn trạm như vậy liên kết với nhau. Các dữ liệu được thu thập từ các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm gắn trên các máy bay thương mại, bay qua bay lại khắp nơi. Hoặc nếu ở trên biển thì cứ nhìn mấy cái phao cứu sinh ấy, gắn thiết bị đo lường cả, không phải để vứt đấy cho rác biển đâu. Trên tầng cao khí quyển thì đương nhiên nhiệm vụ này thuộc về trái khí cầu và các vệ tinh.
Dự báo thời tiết nói hôm nay mưa mát mẻ lắm đây nhưng sao 6 giờ tối rồi trời vẫn xanh như vậy?
Sau khi có được hàng triệu thông tin dữ liệu, các siêu máy tính bắt đầu thể hiện bản lĩnh của mình. Các siêu máy tính sử dụng các thuật toán phức tạp dự đoán sự thay đổi của khí hậu. Nhưng có lẽ gọi là siêu máy tính thì cũng chẳng siêu việt hoàn hảo như tôi vẫn nghĩ. Chả có cái gì là hoàn hảo hết, thế nên vẫn có sai số xảy ra!
Rất nhiều yếu tố từ môi trường, khí hậu, sự tự quay quanh trục của Trái đất, cường độ ánh nắng, chênh lệch áp suất gió... đã tác động quá lớn lên các dữ liệu, mà đôi khi thuật toán không thể phân tích hết, để cho ra được kết quả đúng 100%. Chỉ cần một biến số tí hon thay đổi thôi, cũng đủ gây ra sự biến đổi thời tiết khổng lồ.
Dự báo thời tiết đúng là chỉ để "dự báo". Mấy bác làm khí tượng đâu có nói là "thông báo" đâu mà anh chị đòi hỏi chính xác 100% được. Nhưng dù sao, nếu trong vòng 12 giờ kể từ khi xem dự báo thời tiết, các anh chị vẫn có thể hoàn toàn tin tưởng những thông tin này.
Cái cục tròn tròn này chính là hệ thống Radar đo mây đo gió đấy các anh chị ạ!
Một phương tiện hiện đại hại điện khác được các bác khí tượng học sử dụng để dự báo thời tiết là Radar Doppler. Hệ thống sang xịn mịn này phát tín hiệu lên bầu trời, và nảy lại khi gặp vật cản. Đám mây nào vui tính lởn vởn xung quanh thì sẽ bị phản hồi về trạm, còn đứa nào thông minh, biết điều tránh xa sẽ được bảo toàn tính mạng.
Hệ thống Radar này nghe thì có vẻ rất ghê gớm nhưng đúng là... ghê thật. Nhờ có nó mà các bác các chú khí tượng đo được mật độ mây trên trời, biết được hướng gió thổi từ đâu và tốc độ của nó có kinh khủng như "Fast and Furrious" hay không.
Cứ phải chuẩn bị chu đáo các anh chị ạ.
Nói tóm lại, sau khi đọc xong bài này, tôi rút ra được kết luận là nhờ khoa học kỹ thuật tiên tiến, mà cái việc dự báo thời tiết cũng nhanh gọn và chính xác hơn rất nhiều. Tuy nhiều lúc vẫn còn sai sai nhưng đều là do lý do khách quan, có thể thông cảm được.
Nếu các anh chị vẫn không thông cảm thì kệ các anh chị, nhưng hãy nhớ mang theo cả ô và áo mưa ngay cả khi dự báo thời tiết nói hôm nay nắng nứt mặt đường!

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
