Tại sao hạt mưa có nhiều kích cỡ khác khau?
Bằng cách quay phim một giọt mưa đang rơi, các nhà khoa học ở Pháp đã giải thích tại sao các hạt mưa có nhiều kích cỡ khác nhau như thế. Viết trên tạp chí Nature Physics, nhóm nhà khoa học mô tả hạt mưa biến dạng và vỡ ra như thế nào trong khi rơi xuống.
Các mảnh vỡ của nó phù hợp với kích cỡ và sự phân bố các hạt mưa trong những trận mưa tự nhiên. Trước đây các nhà khoa học nghĩ rằng các hạt mưa đụng nhau khi rơi xuống, và những tương tác này tạo ra các kích cỡ hạt mưa. Nhưng người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Emmanuel Villermaux thuộc Đại học Aix-Marseille, giải thích rằng có “thiếu sót” trong ý tưởng này. “Các hạt mưa dường như không thường đụng nhau. Chúng rất xa nhau, có vẻ rơi một mình và không hề "thấy" các giọt lân cận", ông cho biết.
![]() |
Một hạt mưa biến dạng khi rơi trong không khí và cuối cùng nở lớn và phát nổ (Ảnh: Đại học Aix-Marseille) |
Với một camera tốc độ cao, Villermaux và đồng nghiệp chỉ quay phim một giọt mưa duy nhất - đường kính cỡ 6mm. Họ thu hình sức kháng cự của không khí làm nó biến dạng và cuối cùng vỡ ra như thế nào. Hạt mưa lớn, tròn, dần dần dẹp lại và khi trở nên lớn hơn đã “nắm bắt” không khí ở phía trước để hình thành một cái túi lộn ngược. Cuối cùng túi này nở ra và phát nổ thành nhiều hạt nhỏ hơn. Điều này xảy ra vì các hạt quá lớn và nặng không thể giữ nguyên được. Mỗi hạt lớn, nặng tăng tốc khi rơi và “phải chuyển dịch các phân tử không khí” trên đường đi của nó, Villermaux giải thích.
“Khi vỡ, các mảnh vỡ của hạt mưa có đúng kích cỡ như những hạt mưa chúng ta thấy trong các trận mưa”, Villermaux kết luận.
![]() |
(Ảnh: Guim.co.uk) |

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
