Tại sao hiện tượng nhật thực toàn phần diễn ra ở Bắc bán cầu nhiều hơn Nam bán cầu?

Mọi địa điểm trên Trái đất đều nằm trong bóng tối của ít nhất một lần nhật thực toàn phần, nhưng một số nơi trải qua nhiều sự kiện này hơn những chỗ khác. Chẳng hạn, một người sống ở phía bắc xích đạo có khả năng nhìn thấy nhật thực toàn phần cao gấp đôi so với người ở phía nam xích đạo. Tại sao lại như vậy?


Ở cả hai bán cầu, nhật thực thường xảy ra vào mùa hè. (Ảnh minh họa).

Vào một số thời điểm trong năm, Trái đất ở xa Mặt trời hơn một chút – vì vậy Mặt trời có vẻ nhỏ hơn bình thường. Trong những khoảng thời gian này, khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời thẳng hàng, Mặt trăng sẽ dễ dàng che chắn Mặt trời một cách hiệu quả hơn, gây ra nhật thực toàn phần.

Nhưng những thời điểm khác trong năm, Trái đất gần Mặt trời hơn nên Mặt trời có vẻ lớn hơn bình thường. Khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời thẳng hàng vào những thời điểm này trong năm, Mặt trời trông lớn hơn và Mặt trăng có thể không che chắn hoàn toàn nó, tạo ra nhật thực hình khuyên.

Ở cả hai bán cầu, nhật thực thường xảy ra vào mùa hè, khi Mặt trời dành nhiều thời gian hơn ở phía trên đường chân trời và phải là ban ngày mới có thể nhìn thấy nhật thực. Vào mùa hè, Bắc bán cầu ở điểm xa nhất của quỹ đạo Trái đất, trong khi Mùa hè ở Nam bán cầu xảy ra ở điểm gần nhất. Kết quả là nhật thực toàn phần có nhiều khả năng xảy ra ở phía Bắc xích đạo.

Nhưng ngay cả ở Bắc bán cầu, nhật thực toàn phần cũng xuất hiện nhiều hơn ở những vĩ độ cao hơn. Có một vài lý do khác nhau giải thích tại sao điều này có thể xảy ra.

Nếu bạn sống ở Bắc Mỹ, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần vào Thứ Hai, ngày 8 tháng 4, sẽ có một con đường dài quét qua Canada, Mỹ và Mexico.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất