Tại sao hóa thạch khủng long lại nhiều hơn xương người?

Với thời gian tồn tại lâu, số lượng loài lớn, kích thước cơ thể lớn, khủng long để lại nhiều xương hóa thạch hơn đáng kể so với con người.

Hóa thạch là gì?

Hóa thạch là những di tích và di thể (xác chết, vết chân, bộ xương, lớp vỏ cứng...) của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành cổ sinh vật học.

Nguồn gốc tên gọi "hóa thạch" trong tiếng Anh, từ "fossil" bắt nguồn từ latinh "fossilis" với nghĩa là "đào lên".

Điều kiện hình thành hóa thạch

Không phải sinh vật nào chết đi cũng để lại hóa thạch. Để hình thành một mẫu hóa thạch thì phải có điều kiện vô cùng ngặt nghèo, khó khăn như trúng số vậy.

Khi một sinh vật chết đi, xác của nó phải được vùi toàn bộ hoặc một phần nào đó trong môi trường lý tưởng như cát, bùn đất, phù sa hay tro tàn núi lửa. Nếu không nó sẽ bị rất nhiều tác nhân bên ngoài tàn phá như nắng, mưa, vi khuẩn, nấm mốc, xói mòn… và rất nhanh thôi sẽ không còn lại gì cả.

Cách mà xương khủng long hóa thạch được tìm thấy

Xác suất để xương khủng long hóa thạch được tìm thấy cũng hiếm như điều kiện để sinh vật sống hình thành hóa thạch vậy. Chúng nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, sâu trong những lớp trầm tích dưới lòng đất nhưng các nhà cổ sinh vật học không thể cứ đào bới vô tội vạ để tìm chúng được. Sau nhiều năm và trải qua quá trình kiến tạo nâng lên, các lớp đá trầm tích chứa hóa thạch sẽ bị độn lên trên mặt đất. Qua thời gian, nắng gió, mưa, tuyết… sẽ bào mòn đá trầm tích và để lộ hóa thạch ra.

Đa số hóa thạch sẽ rơi ra, hư hỏng và biến mất trong giai đoạn này. Tuy nhiên nếu may mắn gặp phải ai đó có ánh mắt đủ tinh tường để nhận ra (như những người săn hóa thạch và các nhà cổ sinh vật học) thì chúng sẽ được khai quật và mang về nghiên cứu, trưng bày. Hóa thạch gần như là thứ chỉ có thể gặp chứ không thể cầu vậy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các cơn bão đang mạnh lên, gây mưa nhiều hơn và dịch lên hướng Bắc

Các cơn bão đang mạnh lên, gây mưa nhiều hơn và dịch lên hướng Bắc

Nhiều nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đang làm tăng nhiệt độ đại dương và không khí, do đó khiến bão thay đổi.

Đăng ngày: 18/09/2024
Video: Bài hát của cá voi

Video: Bài hát của cá voi

Cá voi lưng gù nổi tiếng với bài hát mà chúng tạo ra, âm thanh này lan truyền rất xa dưới lòng đại dương. Âm thanh của bài hát rất phức tạp và thường kéo dài đến cả giờ đồng hồ tại một thời điểm. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những âm thanh này từ loài cá trên, họ cho rằng, có thể cá voi lưng gù hát để giao tiếp với đồng loại và để kết bạn.

Đăng ngày: 02/09/2024
Video: Cảnh sét đánh tuyệt đẹp trên núi lửa Guatemala

Video: Cảnh sét đánh tuyệt đẹp trên núi lửa Guatemala

Một đoạn video ghi lại cảnh tượng thiên nhiên ngoạn mục vừa được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến cư dân mạng không khỏi trầm trồ.

Đăng ngày: 28/08/2024
Khoảnh khắc siêu thực: Siêu trăng, máy bay và lửa rừng cùng hội tụ

Khoảnh khắc siêu thực: Siêu trăng, máy bay và lửa rừng cùng hội tụ

Khoảnh khắc siêu trăng mọc trên bầu trời San Jose (Mỹ), cùng một chiếc trực thăng và một đám cháy rừng đã thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng.

Đăng ngày: 22/08/2024
Chuyện gì xảy ra nếu Hệ Mặt trời có Trái đất thứ hai?

Chuyện gì xảy ra nếu Hệ Mặt trời có Trái đất thứ hai?

Nếu một hành tinh cùng kích thước xuất hiện gần Trái Đất, lực hấp dẫn sẽ khiến chúng tiến sát lại và hợp nhất với nhau.

Đăng ngày: 21/08/2024
Video: Cực quang và mưa sao băng xuất hiện cùng lúc

Video: Cực quang và mưa sao băng xuất hiện cùng lúc

Sự kết hợp của cực quang và trận mưa sao băng Perseid, là một sự kiện hiếm hoi và ấn tượng, khiến không ít người yêu thích bầu trời phải ngây ngất.

Đăng ngày: 14/08/2024
Cực quang được tạo ra từ gió Mặt trời như thế nào?

Cực quang được tạo ra từ gió Mặt trời như thế nào?

Tại sao chúng ta có thể thấy được những ánh sáng lộng lẫy trên bầu trời đêm vùng cực Bắc và cực Nam- gọi là cực quang?

Đăng ngày: 12/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News