Tại sao không nên xoa tay lên vết tiêm?
Xoa tay vào vết tiêm có thể thúc đẩy xuất huyết mao mạch dưới da dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí nhiễm trùng.
Vừa rút kim ra khỏi da cần lấy bông thấm cồn hay bông đã tiệt trùng ấn nhẹ vào vết tiêm. (Ảnh minh họa: Menshealth).
Theo Health, sau khi tiêm thuốc vào bắp tay hay tĩnh mạch, mọi người thường có thói quen dùng tay xoa vào chỗ tiêm sau khi tháo băng cá nhân ra. Các nhà khoa học cảnh báo việc xoa tay vào tổ chức da ở chỗ vết tiêm có thể thúc đẩy và làm gia tăng xuất huyết mao mạch dưới da tại chỗ, dễ dẫn đến sưng tụ máu, thậm chí nhiễm trùng.
Nếu dùng bàn tay chưa sát khuẩn xoa vào vết tiêm, vi khuẩn gây bệnh có thể theo vết thương chưa kín miệng đi vào cơ thể gây viêm nhiễm tổ chức tại chỗ. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu gây nhiễm độc và nhiễm trùng máu.
Do vậy, cách xử trí đúng đắn nhất là sau khi tiêm, vừa rút kim ra khỏi da cần lấy bông thấm cồn hay bông đã tiệt trùng ấn nhẹ vào vết tiêm. Giữ trong vài phút để cầm máu. Có thể thay thế bằng băng cá nhân. Tuyệt đối không được ấn mạnh hay dùng tay xoa vào vết tiêm.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết
Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?
