Tại sao một số mũi được tiêm vào tay, một số mũi khác được tiêm vào mông?

Khi bạn đến bệnh viện để tiêm, bạn sẽ chuẩn bị sẵn tâm thế để tiêm vào tay, nhưng thỉnh thoảng các bác sỹ sẽ khiến bạn bất ngờ đôi chút khi quyết định tiêm vào... mông hay thậm chí là bụng. Tại sao lại như vậy?

Kéo tay áo lên hay kéo quần xuống

Vị trí tiêm thường liên quan đến loại thuốc cần tiêm, liều lượng thuốc, và tốc độ mà thuốc cần được hấp thụ vào cơ thể.

Có nhiều con đường khác nhau để đưa thuốc vào cơ thể bằng kim tiêm:


Các vị trí tiêm phổ biến.

Không phải mọi mũi tiêm đều giống nhau

Khu vực tiêm được quyết định bởi cách thuốc được hấp thụ - theo Libby Richards, một viện sỹ tại Trường Y thuộc Đại học Purdue. “Một số loại thuốc, như insulin, cần được hấp thụ chậm do đó các mô mỡ với lượng máu chảy qua ít sẽ là lựa chọn tốt hơn. Thuốc được tiêm vào cơ được hấp thụ nhanh hơn các mô mỡ, nhưng chậm hơn tiêm vào tĩnh mạch”.

Ví dụ, đối với kháng sinh, thuốc lợi niệu và thuốc giảm đau, bác sỹ thường tiêm vào tĩnh mạch; trong khi đó nhiều loại vắc-xin, hormone, và thuốc dị ứng lại được tiêm vào cơ.

Bên cạnh loại thuốc, các bác sỹ và y tá còn cần phải tính đến lược thuốc cần tiêm, và liệu một bó cơ cụ thể có đủ lớn để giữ được lượng thuốc đó hay không.

“Mô cơ thường có thể giữ được lượng thuốc nhiều hơn mô mỡ hay mô dưới da, do đó đây là một yếu tố khác cần cân nhắc khi chọn khu vực tiêm. Khi lượng thuốc cần tiêm lớn, những cơ lớn như ở mông hay đùi có thể được chọn thay vì ở cánh tay. Thêm nữa, một số loại thuốc có thể gây kích thích cho các mạch máu mỏng manh - trong trường hợp đó, tiêm cơ sẽ được ưu tiên hơn” - Richards nói.

Dẫu vậy, bạn vẫn có thể hỏi bác sỹ của mình xem họ có thể tiêm vào khu vực bạn chọn được không: “Đôi lúc, quyết định phụ thuộc vào mong muốn và sự thuận tiện của bệnh nhân. Cánh tay thường dễ tiếp cận hơn và cũng là nơi được các bệnh nhân chọn nhiều hơn” - Richards cho biết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất