Vì sao mọi thiên nga trắng ở Anh đều thuộc sở hữu của nữ hoàng?

Từ một truyền thống trong quá khứ, đến giờ, toàn bộ số thiên nga lông trắng trên vùng nước mở tại Anh vẫn thuộc quyền sở hữu của nữ hoàng.

Thịt thiên nga, theo những người từng ăn, rất ngon. Chúng giống vịt hơn là ngỗng, chắc, mềm và mọng. Ngày nay, loại thịt này hiếm khi xuất hiện, nhưng hàng trăm năm trước ở Anh, ăn thịt thiên nga là một biểu tượng của địa vị. Không ai được phép sở hữu hay ăn chúng mà không phải trả tiền cho hoàng gia, và một hệ thống phức tạp được phát triển để theo dõi quyền này.

Mặc định, nhà vua hoặc nữ hoàng sở hữu những con thiên nga trên lãnh thổ, và điều này đến nay vẫn còn hiệu lực: Bất cứ con thiên nga không đánh dấu nào bơi trên mặt nước của Anh đều thuộc về nữ hoàng Anh.

Các luật lệ về sở hữu thiên nga tại Anh có lịch sử từ giữa thế kỷ 13, theo Arthur MacGregor (Bảo tàng Ashmolean, Oxford) giải thích trong một ấn bản của Anthropozoologica năm 1995. Đến năm 1361, hoàng gia có đàn thiên nga chính thức, và đến năm 1463, một ủy ban ra đời để giải quyết các tranh chấp liên quan đến loài vật này.

Thiên nga được coi là loài vật của hoàng gia, nhưng đến đầu thế kỷ 15, giới nhà giàu có thể mua quyền sở hữu, bán và ăn chúng. Nếu muốn giữ thiên nga ở khu đất của mình, họ phải mua "dấu thiên nga" đắt đỏ từ nhà vua. Dấu này được in hoặc khắc vào mỏ của những con thiên nga. Các dấu này được thiết kế như hình gươm hoặc nỏ, huy hiệu, và cuối cùng là chữ cái. Hàng năm, những người chăm sóc thiên nga sẽ ra các vùng nước mở, chọn con con và đánh dấu chúng. Bất cứ con nào không có dấu thì sẽ thuộc về hoàng gia.

Hệ thống sở hữu này tồn tại nhiều thế kỷ, kèm theo các biện pháp bảo vệ thiên nga. Ví dụ, việc lấy trộm trứng hay cắt cỏ, sậy cách tổ của chúng 12m bị cấm.

Đến cuối thế kỷ 18, thiên nga không còn được coi là loại thịt biểu tượng cho địa vị. Một số người tiếp tục đánh dấu những con thuộc sở hữu của mình đến cuối thế kỷ 19, khi những nhà hoạt động chống bạo hành động vật coi việc này đem lại "sự đau đớn không cần thiết". Hoàng hậu Alexandra, vợ Vua Edward VII, đã ngừng đánh dấu thiên nga hoàng gia.

Ngày nay, nữ hoàng Anh vẫn sở hữu mọi con thiên nga lông trắng trên mặt nước mở của quốc gia này. Hàng năm, vào mùa hè, một nhóm người chăm sóc thiên nga sẽ thực hiện nghi lễ, trong đó có phần vinh danh nữ hoàng, kiểm đếm số lượng cá thể.

Từ cuối năm 1980, việc giết thiên nga bị cấm khi số lượng chúng sụt giảm, và nhiều người tin rằng chỉ nữ hoàng được phép ăn thịt thiên nga lông trắng. Điều này không hẳn chính xác, nhưng do bà không thể bị khởi tố, nếu nữ hoàng muốn ăn thiên nga nướng vào Giáng sinh - một món truyền thống - không ai có thể ngăn cản được.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News