Tại sao ngày "đèn đỏ" kéo dài hơn bình thường?

Thuốc tránh thai, tiền mãn kinh, bệnh qua đường tình dục... có thể khiến kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu.

Theo Prevention, không phải tất cả chu kỳ kinh nguyệt đều giống nhau, do đó không cần quá lo lắng. "Phụ nữ chắc chắn nhận thức được điều gì bình thường đối với họ", bác sĩ Jennifer Ashton chia sẻ. Nếu xảy ra bất thường trong 3 tháng liên tiếp, cần đến gặp bác sĩ.

Dưới đây là 7 lý do những ngày đèn đỏ của bạn nặng nề, chảy máu nhiều hơn bình thường.

1. Thuốc tránh thai

Thuốc ngừa thai nội tiết tố thường điều tiết và giảm thời gian hành kinh, giảm lượng máu mất. Những người mất nhiều máu kinh nguyệt có thể được bác sĩ khuyến cáo dùng thuốc ngừa thai để tiết chế. Nếu bạn ngừng uống thuốc tránh thai hoặc chuyển sang dùng thuốc không chứa hormone, kinh nguyệt sẽ trở nên nặng nề hơn. Mặc dù điều này là bình thường nhưng hãy gặp bác sĩ nếu chảy máu nhiều kéo dài hơn 3 tháng.


Những ngày đèn đỏ nặng nề bất thường cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu. (Ảnh minh họa: Prevention).

2. Tiền mãn kinh

Kinh nguyệt thường có nhiều thay đổi trước khi mãn kinh. Bạn không thể dự đoán chính xác thời điểm mãn kinh nhưng nếu kinh nguyệt đang thay đổi nhiều, đó có thể là dấu hiệu.

3. Thuốc chống đông máu

Dùng các thuốc chống đông máu như aspirin giúp máu chảy qua cơ thể dễ dàng hơn nhưng cũng đồng thời khiến kinh nguyệt cũng ra nhiều hơn. Bác sĩ sẽ tùy trường hợp cân nhắc những loại thuốc giúp ngăn chặn điều này.

4. Rối loạn đông máu

Những ngày đèn đỏ nặng nề bất thường cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu. Có rất nhiều loại bệnh máu khác nhau. Khoảng 2-4 triệu người Mỹ bị bệnh Von Willebrand, do thiếu hụt hoặc giảm hoạt tính của một protein đông cầm máu.

5. U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u nhỏ, không ung thư bên trong tử cung. Tình trạng này khá phổ biến hơn bạn nghĩ. Nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Birmingham tại Anh cho thấy 70% phụ nữ gặp tình trạng này ở tuổi 50 trở lên. Một trong những triệu chứng chính của u xơ tử cung là chảy máu nặng, đôi khi có cục máu đông hoặc ra máu âm đạo giữa các chu kỳ.

6. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng này gặp ở 10% phụ nữ và đa số phụ nữ không nhận ra nó. Chu kỳ kinh nguyệt của những người này thường rối loạn, chảy máu nhiều hoặc kéo dài.

7. Bệnh qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia hoặc bất kỳ nhiễm trùng nào trên niêm mạc tử cung có thể gây ra chảy máu nặng. Nếu đã có quan hệ tình dục không an toàn và nhận thấy kinh nguyệt bất thường thì nên đến khám bác sĩ sớm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News