Tại sao nhiều người Australia chết vì cháy rừng
Cơn bão lửa vừa qua gây ra tổn thất lớn nhất về nhân mạng trong lịch sử Australia. Con số gần 200 người chết gây sốc vì cháy rừng vốn là một phần trong đời sống xứ chuột túi và người dân có kinh nghiệm đối phó trong hàng thế kỷ.
![]() |
Những ngôi nhà bị thiêu rụi tại thị trấn Alexandra, đông bắc Melbourne. Ảnh: AFP. |
Cháy rừng là hiện tượng quen thuộc với người dân Australia. Vài ngày trước khi thảm họa xảy ra, giới chức kêu gọi người dân trong khu vực có nguy cơ cháy sơ tán, nhưng có vẻ như nhiều nạn nhân đã không chuẩn bị đối phó với hỏa hoạn hoặc rời khỏi nhà khi tình thế trở nên không thể cứu vãn. Tốc độ di chuyển khủng khiếp của lửa khiến nhiều người không kịp trở tay.
Đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong một thế kỷ làm nhiệt độ nhiều khu vực ở miền đông nam Australia lên tới hơn 40 độ C. Trong ngày 7/2, bầu không khí khô nóng do nhiệt độ 47 độ C gây nên kết hợp với các cơn gió mạnh đã giúp các đám cháy lan rộng nhanh chóng. Cảnh sát và lực lượng cứu hỏa thống kê được hơn 100 đám cháy trong ngày 7/2 và họ cho rằng nhiều đám cháy do con người gây nên.
Những đám cháy có thể di chuyển với tốc độ chóng mặt một phần là do những rừng có thông, bạch đàn và nhiều loại cây chứa tinh dầu khác giải phóng số lượng lớn than hồng và tạo ra những đám cháy mới.
Không ít người nghĩ rằng họ còn nhiều thời gian để chạy khỏi nhà, để rồi sau đó đột nhiên thấy mình ở giữa biển lửa. Kevin Tolhurst, một chuyên gia từng điều tra hàng trăm vụ cháy rừng cho rằng, nhiều nạn nhân đã rời khỏi nhà quá muộn.
“Họ đợi cho đến khi nhìn thấy lửa mà không biết rằng tốc độ di chuyển của đám cháy không đồng đều. Trong rừng nó chỉ lan với tốc độ trung bình 5 km/h, nhưng trên một đồng cỏ tốc độ của lửa có thể lên tới 10 km/h. Thậm chí trong giai đoạn xung đám cháy có thể di chuyển được 400-600 m trong vài giây, tương đương với tốc độ của gió. Nhiều người thấy lửa ở phía xa và nghĩ rằng họ vẫn an toàn, để rồi ngay sau đó lửa ập tới ngay trước mặt họ”, Kevin giải thích.
![]() |
Lính cứu hỏa phun nước vào một cây đang bốc cháy tại thị trấn Peats Ridge, phía bắc Sydney. Ảnh: AFP. |
Thay vì chạy khỏi nhà, nhiều người quyết định ở lại để bảo vệ tài sản. Họ tưới nước vào tài sản và khu vực xung quanh ngôi nhà. Nhưng nước nhanh chóng bốc hơi trong điều kiện nhiệt độ lên tới 47 độ C.
Khi lửa tới gần, người dân tránh xa các cửa sổ và hít thở qua một miếng vải để bảo vệ phổi. Nhưng họ không tính tới hiểm họa từ sức nóng của lửa và bụi than. Ngọn lửa không thể thiêu rụi ngôi nhà ngay tức khắc nên người dân vẫn có vài phút để chạy ra ngoài. Những người sống sót cho biết họ nghe thấy nhiều tiếng nổ của cây cối và đồ đạc và nhanh chóng kiệt sức vì quá nóng. Bầu không khí xung quanh chứa đầy bụi và khí gas khiến họ cảm thấy khó thở.
Theo giới truyền thông Australia, nhiều nạn nhân chết trong xe hơi. Kevin cho rằng nhiệt độ bên trong xe hơi tăng lên nhanh hơn bên ngoài vì đó là một không gian nhỏ. Cách duy nhất để sống sót là nằm thấp và phủ chăn hoặc tấm vải lên người. Nhiều nạn nhân thoát ra ngoài trước khi lửa lan tới xe hơi, nhưng sau đó họ vẫn không chịu được sức nóng khủng khiếp của biển lửa ngày 7/2.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
Đăng ngày: 29/03/2025

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
Đăng ngày: 26/03/2025

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Đăng ngày: 24/03/2025

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
Đăng ngày: 23/03/2025

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
Đăng ngày: 19/03/2025

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
Đăng ngày: 19/03/2025

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm