Tại sao nước không tràn vào khi tàu ngầm bắn ngư lôi?
Khi ngư lôi được phóng đi từ tàu mặt nước thì không có gì để nói, nhưng nếu ngư lôi được phóng từ tàu ngầm thì tại sao nước biển lại không thể tràn vào bên trong tàu ngầm?
Ông phóng ngư lôi trên tàu ngầm có hai nắp ở phía trước và phía sau. Hai nắp của ống phóng ngư lôi hoạt động theo cơ chế là chỉ có thể đóng cùng lúc nhưng lại không thể đồng thời mở. Khi nắp trước ống phóng mở ra thì nắp sau không thể mở được.
Sau khi ngư lôi được phóng, nước biển tuy tràn vào ống phóng nhưng do nắp sau vẫn đóng cho nên nước biển không thể tràn vào bên trong tàu. Khi việc phóng kết thúc, nắp trước được đóng lại rồi nhờ một van đặc biệt, số nước biển đã lọt vào trong ống phóng sẽ được tháo vào một bể chứa bên trong tàu ngầm để bổ sung cho khối lượng đã mất đi vì phóng ngư lôi, nhờ đó duy trì trọng lượng tàu ngầm. Sau khi nước trong ống phóng được rút hết thì lại có thể nạp ngư lôi khác vào.
Hai nắp của ống phóng ngư lôi hoạt động theo cơ chế là chỉ có thể đóng cùng lúc nhưng lại không thể đồng thời mở.
Các phương thức phóng ngư lôi
Được biết tàu ngầm khi bắn ngư lôi có hai dạng chủ yếu:
- Một là phóng tự hành, tức là ngư lôi dựa vào động lực của bản thân mình để rời khỏi ống phóng.
- Hai là phóng bằng động lực, tức là dùng khí áp hoặc thủy áp để đẩy ngư lôi ra khỏi ống phóng.
Cơ chế phóng tự hành không những chiếm không gian nhỏ mà còn gây ra độ ồn thấp, kết cấu cũng đơn giản và tính năng đáng tin cậy. Tuy nhiên nhược điểm của nó cũng rất rõ.
- Thứ nhất, thông thường nó chỉ có thể phóng ngư lôi có động cơ điện, không thể phóng ngư lôi có động cơ nhiên liệu, tại vì nhiên liệu khi cháy sinh ra khí thải sẽ ảnh hưởng đến chân vịt ngư lôi và dẫn đến không thể phóng ngư lôi ra khỏi ống.
- Thứ hai, không thể phóng các vũ khí không có động cơ khác, chẳng hạn thủy lôi. Thứ ba, do sự an toàn của ngư lôi là dựa vào động lực phóng tự thân của nó cho nên sơ tốc quá thấp, rất dễ gây ra rủi ro cho tàu ngầm và sai mục tiêu. Loại hình phóng này thường được sử dụng trong các tàu ngầm dưới 1000 tấn và các tàu ngầm đời cũ.
Loại hình phóng động lực chủ yếu dựa vào ngoại lực khiến ngư lôi bay ra khỏi ống phóng nên tránh được một số nhược điểm về sơ tốc đạn thấp của loại hình phóng trước. Phóng động lực hiện nay có mấy kiểu. Kiểu một là dùng piston thủy áp.
Nguyên lý của nó là dùng một piston lớn nối thông với ống phóng. Đầu tiên làm cho nước có áp suất cao khiến piston vận động đẩy ngư lôi ra ngoài. Thứ hai là dùng động cơ khí nén. Đây là một phiên bản nâng cấp của kiểu 1 nói trên. Nguyên lý chủ yếu là trực tiếp lợi dụng áp suất khí nén để phóng ngư lôi ra ngoài rồi trong nháy mắt lại thu hồi khí.

Dấu hiệu biển nước khổng lồ tồn tại dưới lớp vỏ Trái đất
Các nhà khoa học Canada cho biết họ đã phát hiện một khoáng chất cực hiếm chứng tỏ từng có sự tồn tại của một biển nước khổng lồ dưới lớp vỏ của Trái đất.

Truyện cổ tích không chỉ là tưởng tượng?
Trẻ em trên khắp thế giới đều yêu thích chuyện cổ tích. Những câu chuyện có cốt truyện gắn liền với phép thuật và ma quỷ, các chàng hoàng tử đẹp trai và các nàng công chúa hoặc thiếu nữ xinh đẹp, luôn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú và cuốn bọn trẻ vào thế giới thần tiên.

Viễn cảnh thế giới năm 2030
Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia.

Những bí kíp làm đẹp cổ xưa đến nay
Phụ nữ xưa dùng ngọc lăn mặt để lưu thông máu, thoa nước hoa hồng, mặt nạ đất sét dưỡng ẩm da... cũng là cách làm đẹp ngày nay.

Khám phá vận tải cơ Việt Nam C-295M
Năm 2013, quân đội Nhân Dân Việt Nam đã ký hợp đồng mua máy bay vận tải C-295 cho nhiệm vụ vận chuyển vũ khí quân sự để thay thế một phần phi đội máy bay An-26 đang được sử dụng.

Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người
Bạn có biết giới hạn của cơ thể mình trước nhiệt độ, áp lực, thức đêm, điện giật hay độ lớn âm thanh v.v...?
