Tại sao phụ nữ thời xưa rõ ràng có thể cho con bú, nhưng các gia đình giàu thường thuê bà vú về nuôi con?

Làm bà vú cho các gia đình nhà giàu đã trở thành một nghề phổ biến trong thời phong kiến ở Trung Quốc.

Thời phong kiến ở Trung Quốc, bà vú, hay còn gọi là vú vương, là người phụ nữ chuyên cung cấp sữa mẹ cho con của người khác. Họ thường là những phụ nữ nghèo, phải bỏ con của mình để sống làm bà vú cho con cái của những gia đình giàu có.

Nghề bà vú có truyền thống lâu đời trong lịch sử Trung Quốc, xuất hiện thành một nghề phổ biến từ thời Tây Chu; đến thời nhà Minh và nhà Thanh, hoàng thất và các quan lại sẽ thuê bà vú để nuôi con.

Vậy tại sao những gia đình giàu có thời xưa lại thuê bà vú trong khi người mẹ sinh ra con đều có sữa cho con bú?


Nghề bà vú có truyền thống lâu đời trong lịch sử Trung Quốc.

Trước hết, một nguyên nhân quan trọng là thời xa xưa không có sữa bột hay các sản phẩm thay thế khác. 

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ và có thể cung cấp dinh dưỡng cũng như khả năng miễn dịch. Nếu mẹ đẻ không có sữa mẹ hoặc không thể cho con bú được thì cần tìm bà vú cho trẻ, nếu không con có thể bị suy dinh dưỡng hoặc tử vong.

Điều kiện y tế thời xưa không tốt lắm, tỷ lệ tử vong ở trẻ em rất cao nên sự tồn tại của nghề bà vú là rất quan trọng đối với sự sống còn và sức khỏe của trẻ sơ sinh xuất thân nhà giàu.

Nguyên nhân khách quan thứ hai là việc thuê bà vú có thể tiết kiệm thời gian cho người mẹ trong việc chăm sóc con mới sinh, đồng thời có thể giúp hai vợ chồng chạy đua với thời gian để sinh con nối dõi tông đường. 

Xã hội thời bấy giờ lấy nam giới làm trung tâm, địa vị và quyền lực của người đàn ông cao hơn người phụ nữ rất nhiều. Nam có thể có nhiều thê thiếp, còn nữ chỉ có thể có một chồng.

Giá trị của phụ nữ phong kiến phần lớn phụ thuộc vào khả năng sinh con trai, người có thể kế thừa tước vị và tài sản của gia đình trong tương lai, đồng thời có thể mang lại vinh quang và cơ hội cho gia tộc.

Nếu người mẹ phải lo nuôi con sau khi sinh thì nhìn chung họ khó có thai lần nữa. Điều này sẽ làm chậm thời gian sinh con tiếp theo và giảm địa vị của chính họ trong gia đình.

Nhiều phụ nữ sẽ chọn cách thuê bà vú để nuôi con, họ sẽ lấy lại vóc dáng và sức lực trong thời gian sớm nhất để có thể mang thai lần nữa và sinh thêm con, nhằm ổn định hôn nhân và gia đình.


 Gia đình càng có quyền có thế thì càng thường xuyên thuê bà vú.

Nguyên nhân chủ quan thứ ba là việc thuê bà vú có thể chứng minh thân phận và địa vị, đồng thời cũng có thể trói buộc trái tim người chồng. 

Những gia đình giàu có thời bấy giờ thường tự hào bắt chước các thói quen của hoàng tộc. Một trong số đó là thuê bà vú nuôi con.

Số lượng, tính cách và tài năng của bà vú đều là biểu tượng của phẩm giá và địa vị, gia đình càng có quyền có thế thì càng thường xuyên thuê bà vú. Thói quen này thể hiện sự giàu có và thực lực của gia tộc. Hơn nữa khi đã có tiền, tại sao không dùng tiền để giúp bản thân nhàn hạ hơn, thay vì phải phải vất vả chăm sóc con cái?

Ngoài ra, một số phụ nữ không muốn tự mình cho con bú để duy trì sắc đẹp, sự quyến rũ, không ảnh hưởng đến vóc dáng và làn da, cũng không muốn để đấng lang quân thấy mình già đi nên thường chọn cách thuê bà vú để đảm nhận vai trò làm mẹ của họ.

Lý do đặc biệt cuối cùng là hoàng thân quốc thích thời phong kiến thiết lập chế độ bà vú để ngăn chặn mẹ ruột của hoàng tử, cũng như gia tộc bên nhà ngoại, can thiệp vào chuyện triều chính. 

Trong hoàng thất nhà Minh và nhà Thanh, hoàng tử vừa mới chào đời đều được chuyển đến cho bà vú nuôi dưỡng ngay, mẹ ruột không được phép gần gũi với con, để tránh hậu họa khôn lường cho hoàng tộc đương nhiệm.

Phương pháp này là giảm độ thân thiết giữa hoàng tử và phi tần. Nhưng nó cũng dẫn đến mối quan hệ giữa hoàng tử và bà vú ngày càng sâu sắc hơn. Một số hoàng tử thậm chí còn coi bà vú như mẹ ruột của mình, hoặc có quan hệ không đúng mực với bà vú, dẫn đến một số giai thoại và bi kịch trong lịch sử.

Tóm lại, tại sao các gia đình giàu có thời xưa lại thuê bà vú là một câu hỏi phức tạp và thú vị liên quan đến các yếu tố xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và các yếu tố khác.

Mặc dù nghề bà vú đã biến mất theo sự thay đổi của thời đại nhưng những câu chuyện và tầm ảnh hưởng của họ vẫn đáng để hậu thế khám phá và suy ngẫm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News