Tại sao xung quanh Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang?

Đôi khi chúng ta sẽ phát hiện trên bầu trời giăng đầy những đám mây xám bạc, khi ánh sáng Mặt trời hay Mặt trăng chiếu lên mây, xung quanh sẽ được viền một vầng hào quang mờ mờ màu bạc.

Quầng mặt trời là gì

Thực tế, vầng sáng lớn bao quanh Mặt trời không phải là cầu vồng tròn. Nó đơn thuần là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên: khúc xạ ánh sáng.

Cụ thể, vầng sáng này được gọi là "quầng Mặt trời". Ban ngày, ánh sáng Mặt trời chiếu qua mây ti tầng (Cirrostratus) ở độ cao 6 - 8km. Do mây này có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng xuất hiện với đủ sắc màu y hệt cầu vồng ta hay thấy.

Tại sao xung quanh Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang?
Quầng mặt trời.

Vầng hào quang xung quanh Mặt trời không những chỉ có màu bạc, mà đôi khi còn xuất hiện lên nhiều màu sắc óng ánh như bảy sắc cầu vồng; còn vầng hào quang của Mặt trăng đa phần có màu bạc, vầng sáng này trong ngành khí tượng học được gọi là quầng (quầng Trăng, quầng Mặt trời).

Việc tạo nên quầng là do tác dụng của tầng khí quyển. Những lúc này, những vùng gần Mặt trời hay Mặt trăng thường xuất hiện tình trạng không khí nóng và không khí lạnh giao hỗn lẫn nhau. Không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời. Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành những hạt băng có hình lăng trụ lục giác, ánh sáng Mặt trời hay Mặt trăng sẽ chiếu vào những hạt băng này và sinh ra hiện tượng khúc xạ, như vậy chúng ta sẽ nhìn thấy vầng hào quang xung quanh Mặt trời hay Mặt trăng. Khi xung quanh Mặt trời hay Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang, tức dự báo sắp đến sẽ là những ngày có mưa hoặc nhiều gió.

Tại sao xung quanh Mặt trời và Mặt trăng xuất hiện vầng hào quang?Quầng Mặt trăng. (Ảnh: sermonaudio).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Quầng mặt trời là gì?

Quầng mặt trời là gì?

Vầng sáng lớn bao quanh Mặt trời không phải là cầu vồng tròn. Nó đơn thuần là kết quả của một hiện tượng quang học phổ biến trong tự nhiên: khúc xạ ánh sáng.

Đăng ngày: 09/05/2017
Mỹ đang phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời tới mức họ bắt đầu sợ cả Nhật Thực

Mỹ đang phụ thuộc vào năng lượng Mặt Trời tới mức họ bắt đầu sợ cả Nhật Thực

Khi mà bóng đêm bao trùm Bắc Mỹ, người ta dự tính mạng lưới điện sẽ sụt giảm khoảng 70 megawatt mỗi phút, nhanh hơn 2 tới 3 lần tốc độ sụt giảm hàng ngày của mạng lưới điện này.

Đăng ngày: 08/05/2017
Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất đạt mức cao kỷ lục

Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất đạt mức cao kỷ lục

Nồng độ khí nhà kính carbon dioxide (CO2) trên Trái Đất vừa vượt qua ngưỡng 410 ppm lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 08/05/2017
UAE tính kéo băng Nam Cực xa 9.000km về làm nước uống

UAE tính kéo băng Nam Cực xa 9.000km về làm nước uống

Những người dân UAE đang phải chịu nắng cháy sẽ sớm có thể uống nước từ những khối băng trôi đun chảy, kéo về từ hòn đảo Nam Cực cách đó gần 9.000km.

Đăng ngày: 07/05/2017
Núi băng lớn nhất thế giới có nguy cơ tách khỏi Nam Cực

Núi băng lớn nhất thế giới có nguy cơ tách khỏi Nam Cực

Núi băng trôi lớn nhất từng được phát hiện chỉ còn kết nối với phần còn lại của Nam Cực bằng rẻo băng dài 19km, có thể bị tách ra bất cứ lúc nào.

Đăng ngày: 04/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News