Tái tạo lại khuôn mặt người phụ nữ Ai Cập sống cách đây 1500 năm

Các nhà khoa học tìm lại danh tính của người phụ nữ, và bà lại giúp các nhà khoa học đẩy xa được giới hạn của khoa học công nghệ.

Trong nhiều năm trời, chiếc sọ người Ai Cập cổ đại đã qua quá trình ướp xác vẫn nằm trong hầm bảo quản của một trung tâm y tế, chiếc sọ ấy chưa từng có danh tính. Nhưng giờ thì các nhà nghiên cứu đã có thể làm rõ được nhân thân của người phụ nữ trẻ có lẽ đã sống cách đây hơn 1.500 năm.

Với những bản quét CT được tiến hành và mất 140 giờ để tái tạo khuôn mặt của đầu xác ướp ấy với công nghệ in 3D, người phụ nữ Ai Cập cổ đại được đặt tên là Meritamun (tình yêu của thần Amun) cuối cùng cũng đã lộ diện.


Người phụ nữ Ai Cập cổ đại được đặt tên là Meritamun.

Đội ngũ chuyên gia xác định được rằng Meritamun là một người phụ nữ có thân thế trong xã hội thời đó, mới chỉ trong khoảng 18 tới 25 tuổi khi bà qua đời. Xét nghiệm hộp sọ cho thấy Meritamun bị mắc chứng bệnh thiếu máu và rỗ răng trong khoảng đời ngắn ngủi của mình.

Việc những phần cơ thể khác bị thiếu đã khiến cho việc nghiên cứu gặp trở ngại, các nhà khoa học không rõ được lý do tại sao Meritamun lại chết cũng như hiện trạng da tái nhợt và bà bị hôn mê lúc cuối đời.

Không rõ là tại sao chiếc đầu xác ướp này tới được Đại học Melbourne, nhưng các nhà nghiên cứu giờ đây đã có điều kiện "lật lại" vụ việc và đã có thể tìm hiểu thêm về cuộc đời của người phụ nữ bí ẩn này, như bà đã sống ở đâu, đến từ nơi nào, và cái chết của bà ra sao.


Meritamun là một người phụ nữ có thân thế trong xã hội thời đó.

Dựa theo việc răng trong chiếc sọ này bị hỏng, các nhà nghiên cứu cho rằng bà đã sống vào khoảng năm 331 trước Công nguyên, khi món đường ngọt được du nhập vào Ai Cập đi theo sự thống trị Ai Cập của Alexander Đại Đế.

Họ cũng nói rằng có thể việc sâu răng gây ra bởi mật ong, và điều này sẽ đẩy tuổi thọ của Meritamun xa tới năm 1500 trước Công nguyên.

Tên của bà hiển nhiên là không còn, vì vậy đội ngũ nghiên cứu quyết định đặt tên bà là Meritamun, có nghĩa là "tình yêu của thần Amun".

"Dự án này mang ý nghĩa là đưa cổ vật này "hồi sinh" theo một cách nào đó, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất", theo lời Varsha Pilbrow, giáo sư môn giải phẫu tại Đại học Melbourne. "Việc này khiến cho bà không còn là một thứ được mang ra trưng bày, nó cho phép ta có thể có được một cái nhìn cụ thể hơn về một con người đã sống trên Trái Đất này từ nhiều năm trước".


Phân tích những bản quét CT cho thấy Meritamun có hai chiếc răng bị rỗ.

Với hộp sọ được in 3D làm khuôn mẫu, nhà điêu khắc Jennifer Mann đã tái tạo được khuôn mặt của Meritamun. Đội ngũ nghiên cứu hiện đang phân tích xem bà đã sử dụng những thức ăn gì cũng như sống ở địa điểm chính xác nào, dựa vào việc nghiên cứu các nguyên tử carbon và nitro trong những mô còn lại của xác ướp.

Phân tích những bản quét CT cho thấy Meritamun có hai chiếc răng bị rỗ, có những miếng và trên sọ vào những điểm xương đặc biệt mỏng cho thấy rằng bà đã bị bệnh thiếu máu. Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này có thể bị loài kí sinh malaria, một loại giun dẹt, gây ra.

Tới thời điểm này, việc nghiên cứu chỉ đem lại những kết quả như vậy, bởi lẽ các nhà khoa học chỉ có được phần đầu của bà Meritamun để phân tích.


Với hộp sọ được in 3D làm khuôn mẫu, nhà điêu khắc Jennifer Mann đã tái tạo được khuôn mặt của Meritamun.

Đây dường như là một mối quan hệ đặc biệt giữa Meritamun và đội ngũ nghiên cứu, theo như lời tiến sĩ ngành Ai Cập học Janet Davey từ Đại học Monash nói. "Bằng việc tái tạo lại khuôn mặt của Meritamun, chúng tôi đã trả lại được khuôn mặt và danh tính cho người phụ nữ Ai Cập. Bà bà đã cho đội ngũ các nhà khoa học một cơ hội tuyệt vời để đẩy xa giới hạn của hiểu biết và công nghệ".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Đăng ngày: 05/01/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 02/01/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 29/12/2024
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News