Tám đề xuất của “nhà rùa học”
Ngày mai 15-2, Sở Khoa học - công nghệ Hà Nội, đơn vị được TP giao tổ chức hội thảo quốc tế, sẽ lắng nghe và tiếp thu các giải pháp bảo vệ, bảo tồn rùa ở hồ Gươm.
Ngày 30-12-2010, cổ cụ rùa xuất hiện vết thương lớn giống như vết cứa
(Ảnh do PGS Hà Đình Đức cung cấp)
Trong lần nổi lên mặt nước ngày 9-2-2011, ngoài vết thương lớn ở cổ, trên mai cụ rùa
xuất hiện các vết lở loét
Giám đốc Sở Khoa học - công nghệ Hà Nội Lê Xuân Rao cho biết đây là buổi hội thảo quy tụ số lượng lớn các nhà khoa học trong nước, đồng thời có một số nhà khoa học nước ngoài tham gia. Trước các vấn đề đặt ra về môi trường của hồ Gươm, nơi sinh sống, điều kiện bảo vệ, bảo tồn rùa, ông Rao cho biết sở sẽ tiếp thu các kiến nghị, đề xuất, báo cáo TP trước khi quyết định thực hiện.
Riêng với PGS.TS Hà Đình Đức - một người đã dành gần 20 năm nghiên cứu về hồ Gươm và rùa hồ Gươm, người được gọi là “nhà rùa học hồ Gươm”, ông sẽ nói gì tại buổi hội thảo quan trọng này?
Ông Đức cho biết: “Hiện tại, tôi nghĩ cả hai vấn đề môi trường nước; điều kiện sinh sống, sức khỏe của cụ rùa thật sự cấp bách hơn bao giờ hết. Năm 2007, tôi ghi chép được 72 lần cụ rùa nổi lên mặt nước, còn năm 2010 cụ rùa nổi lên đến 134 lần. Tính riêng tháng 12-2010, cụ rùa đã nổi lên đến 23 lần. Số lần nổi lên mặt nước hiện nay là quá nhiều và khác thường so với các thời điểm trước kia. Đây quả thật là điều không bình thường và trái hẳn với quy luật sinh sống của loài rùa thường ưa nằm sâu dưới đáy bùn vào mùa đông".
Ông Hà Đình Đức đang dùng ống nhòm để quan sát rùa (Ảnh internet)
Vậy theo ông, sự bất thường và trái quy luật khi cụ rùa nổi lên ngày càng nhiều nói lên điều gì?
Thứ nhất, tôi cho rằng, có thể do cụ rùa bị thương ở nhiều vị trí. Từ những hình ảnh chụp cụ rùa nổi ở thời điểm năm 2005, lúc đó mai cụ rùa vẫn còn rất trơn tru. Cuối năm 2010, hình ảnh cụ rùa bị thương ở cổ, mai bị lở loét, thậm chí có cả hình ảnh cụ rùa bị mắc phải lưỡi câu, rồi hình ảnh mới nhất khi cụ rùa nổi vào ngày 9-2-2011 vừa qua còn cho thấy từng mảng da như đang bị lóc ra, chân và móng đỏ lên từng đoạn. Điều này cho thấy từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011, sức khỏe cụ rùa thật sự có vấn đề.
Thứ hai, có nguyên nhân từ vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Do hồ Gươm luôn tù đọng nước nên khi nguồn nước trong hồ cạn, mức độ ô nhiễm càng đậm đặc hơn. Điều này đồng nghĩa khi nguồn nước ô nhiễm nặng, các vết thương sẽ diễn biến ngày càng nặng.
Thứ ba, với số liệu đo mực nước tại hàng trăm điểm trong hồ Gươm ngày 9-2 vừa qua cho thấy, nhiều lớp trầm tích và bùn lắng đọng khiến hồ Gươm giờ chỉ có chiều sâu trung bình khoảng 60-70cm, nơi nông nhất đo được chỉ khoảng 40cm là tới bùn, còn nơi sâu nhất chỉ khoảng 1,2m. Đây cũng là lý do khiến khả năng chịu đựng cái lạnh của cụ rùa ít nhiều bị ảnh hưởng.
Vậy theo ông, cần làm gì để giải quyết các vấn đề về môi trường của hồ Gươm, đặc biệt là bảo vệ cụ rùa khi đang bị thương như hiện nay?
Với tư cách là một nhà khoa học nghiên cứu về hồ Gươm và cụ rùa, thứ nhất, tôi chính thức đề nghị TP cần nghiên cứu và lập kế hoạch đưa cụ rùa lên vùng bãi chân tháp Rùa để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Thứ hai, thực hiện ngay việc kiểm tra đáy hồ, tổ chức thu dọn các chướng ngại vật dưới lòng hồ, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vết thương của cụ rùa.
Thứ ba, kiểm tra hệ thống thoát nước thải của nhà hàng Thủy Tạ và nhà hàng Hapro đang hoạt động sát mép hồ và hệ thống điện, nước nối với đền Ngọc Sơn cùng hệ thống điện dẫn ra tháp Rùa.
Thứ tư, làm ngay hệ thống cống có cửa đóng mở, luân chuyển nước hồ trong mùa mưa để cải tạo chất lượng nước hồ đã tù đọng từ hàng trăm năm nay.
Thứ năm, tiếp tục nạo hút bùn từ 0,5m trở lên để đảm bảo độ sâu trung bình khoảng 1,5m vào mùa khô.
Thứ sáu, thành lập labo mini, đặt cột thủy chí, thu thập thông số môi trường của hồ.
Thứ bảy, dọn toàn bộ bốn cửa khung giằng bêtông bên chân gò Rùa và dọn dẹp bêtông, gạch đá để cụ rùa có thể bò lên bãi cỏ bên chân tháp Rùa nghỉ ngơi.
Cuối cùng, cần quyết liệt nghiêm cấm phóng sinh rùa tai đỏ và sinh vật lạ xuống hồ.
Các thời điểm cụ rùa bị thương - Cuối năm 1996, cụ rùa bị thương lần đầu tiên. - Đến năm 2002, hình ảnh chụp được cho thấy những vết thương cũ đã liền hoàn toàn. - Đầu tháng 8-2010, hình ảnh chụp được cho thấy cụ rùa bị dính chùm lưỡi câu thứ nhất. - Đến giữa tháng 9-2010, hình ảnh chụp mới cho thấy cụ rùa bị dính tiếp chùm lưỡi câu thứ hai. - Cuối tháng 12-2010, hình ảnh chụp được cho thấy tại cổ cụ rùa tiếp tục xuất hiện những vết thương giống như vết cứa, trên mai cũng nham nhở các vết lở loét. |

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
