Tăm xỉa răng: thẻ phân tử mới nhận diện khoáng chất răng và xương

Xem xét rất nhiều loại virut thực vật để tìm hiểu căn nguyên, các nhà khoa học vật chất thuộc đại học Công nghệ và Tiêu chuẩn quốc gia đã phát hiện một phân tử sinh học nhỏ gắn kết với một trong những cấu trúc tinh thể chủ chốt của cơ thể - đó là hợp chất canxi vốn là thành phần cơ bản tạo nên răng và xương.

Các nhà nghiên cứu cho biết phân tử mới nói trên có thể là phương tiện đáng tin cậy ứng dụng trong rất nhiều liệu pháp cũng như chẩn đoán liên quan đến răng và xương.

Mặc dù răng và xương có đặc tính cơ học đôi chút khác nhau nhưng thành phần cấu trúc cơ bản của chúng là hợp chất kết tinh canxin phosphat có tên gọi hydroxyapatite. Những biến đổi tinh tế trong cách hình thành cấu trúc tinh thể đã tạo nên khác biệt giữa chúng. Việc nhận biết cũng như kiểm soát quá trình hình thành tinh thể đặc trưng là điều quan trọng tột bậc giúp ích cho các nhà nghiên cứu y sinh chuyên tìm hiểu các vấn đề bao gồm răng tái khoáng hóa nhằm điều trị sâu răng, kết hợp mối nối nhân tạo và mô xương nuôi cấy để thay thế xương và khớp, cũng như các liệu pháp tế bào nhằm tái phát triển mô xương.

Cặn tinh thể hydroxyapatite trong hình ảnh cắt răng người có màu xanh lá cây sáng tại những vùng có gắn một loại peptit mới do NIST tạo ra nhằm gắn kết với hợp chất nói trên. Chuỗi peptit liên kết với thuốc nhuộm huỳnh quang để tạo ảnh. (Ảnh: NIST)

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có phương pháp thực nghiệm cụ thể nào có thể phát hiện được quá trình hình thành hydroxyapatite trong hệ thống sống hay mẫu mô. Các nhà khoa học vật liệu có thể nhận biết cấu trúc tinh thể với độ tin cậy cao nhờ mô hình phân tán tia X của nó nhưng đây là một quy trình phức tạp đòi hỏi phải có mẫu nghiên cứu tương đối tinh khiết và hoàn toàn không thể ứng dụng với hệ thống sống. Có một số thử nghiệm hóa học được sử dụng rộng rãi, như thí nghiệm von Kossa chẳng hạn, bên cạnh đó cũng có một số thử nghiệm hủy diệt. Quan trọng hơn, chúng chỉ đơn giản nhằm kiểm tra sự hiện diện của nguyên tố canxi hay phospho. Chúng có thể phân biệt giữa cặn canxi phosphat không kết tinh (tiền thân của tinh thể hydroxyapatite) và tinh thể hydroxyapatite.

Để có được công cụ thăm dò ít tiêu cực và cụ thể hơn, nhóm NIST đã sử dụng kỹ thuật khá mới có tên “hiển thị thể thực khuẩn” có khả năng nhanh chóng tạo ra và sàng lọc số lượng lớn phân tử sinh học cho các tương tác cụ thể. Thể thực khuẩn là nhóm virus nguyên thủy thường gặp đầu độc vi khuẩn. Một số thể thực khuẩn đơn giản có thể biến đổi di truyền để tái tạo ngẫu nhiên chuỗi ngắn axit amino – phân tử protein nhó được gọi là chuỗi peptit – trên lớp vỏ bên ngoài giữ vai trò điểm gắn kết của chúng.

Nhóm thể thực khuẩn được nuôi cấy sẽ tổng hợp hàng tỉ chuỗi peptit ngẫu nhiên. Nếu chúng được đưa đến bề mặt mục tiêu – tinh thể hydroxyapatite trong trường hợp này – rồi sau đó loại bỏ hết, còn lại sẽ là những con có xu hướng bám dính. Nhân vô tính những con còn sót lại rồi lặp lại một vài chu trình với điều kiện nghiêm ngặt tăng lên cuối cùng sẽ giúp cách ly rất nhiều chuỗi peptit “sáng giá” dùng trong các thử nghiệm về sau nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và mục tiêu.

Theo công bố trên một bài báo mới đây, nhóm NIST đã sử dụng kỹ thuật này nhằm nhận biết một chuỗi peptit mới hình thành nên từ cả kết cấu hóa học lẫn cấu trúc tinh thể của hydroxyapatite để gắn kết vào bề mặt vật liệu. Khả năng nhận diện cấu trúc cụ thể chuỗi peptit của hydroxyapatite, theo các nhà nghiên cứu, sẽ được khai thác với vai trò làm tấm thẻ không phá hủy nhằm điều khiển quá trình khoáng hóa của răng và xương trong các ứng dụng liệu pháp cũng như chẩn đoán.

Trích dẫn: M.D. Roy, S.K. Stanley, E. J. Amis and M.L. Becker. Identification of a highly specific hydroxyapatite-binding peptide using phage display. Adv. Mater. 2008, 20, 1830-1836
Từ khóa liên quan:

sinh học

virút

canxi

răng

xương

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News