Tận dụng dầu ăn thải để sản xuất điện
Hai công ty tại Anh sẽ biến ý tưởng dùng chất thải béo để sản xuất điện thành hiện thực.
2OC và Thames Water, hai công ty tại Anh, đã ký hợp đồng trị giá 200 triệu bảng để biến những chất thải béo đang làm tắc các cống thoát nước ở thành phố London thành điện để cung cấp cho các nhà máy xử lý nước thải và các hộ gia đình. Hợp đồng có thời hạn trong 20 năm, Guardian đưa tin.
Thames Water là công ty cung cấp nước, còn 2OC chuyên sản xuất điện từ các công nghệ thân thiện với môi trường.
Mỡ động vật, dầu thực vật mà các hộ gia đình, nhà hàng thải ra
mỗi ngày sẽ trở thành nguyên liệu sản xuất điện. (Ảnh: Guardian)
Nội dung hợp đồng bao gồm việc xây dựng nhà máy trị giá 70 triệu ở Beckton, phía đông London. Một công ty con của tập đoàn iCon Infrastructure sẽ tài trợ việc xây dựng nhà máy này. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2015.
Theo thỏa thuận, Thames Water đồng ý mua 75GWh điện từ 2OC để vận hành nhà máy xử lý nước thải Beckton (công trình phục vụ 3,5 triệu dân) và nhà máy khử mặn gần đó trong những thời kỳ hạn hán và các trường hợp khẩn cấp khác. Ngoài ra, điện từ 2OC cũng sẽ hòa vào lưới điện quốc gia.
Pier Clark, giám đốc thương mại của Thames Water, phát biểu: “Dự án này tạo ra năng lượng tái sinh, giúp chúng tôi tránh khỏi sự biến động về giá của năng lượng không thể tái sinh, đồng thời loại bỏ chất thải béo trong những cống thoát nước".
Nhiều công ty coi đây là một dự án “đôi bên cùng có lợi”. Dự án sẽ góp phần giảm chi tiêu công do chính quyền phải chi một triệu bảng mỗi tháng để làm sạch các cống thoát nước – nơi chất thải béo gây nên 40.000 nghìn vụ tắc nghẽn mà mỗi năm. 30 tấn đồ ăn thừa từ các nhà hàng, công ty thực phẩm, hộ gia đình mỗi ngày cung cấp một nửa lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình vận hành của trạm năng lượng. Một nửa lượng nhiên liệu còn lại là dầu thực vật và mỡ động vật.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
