Tận dụng năng lượng Mặt Trời bằng mái nhà kiểu mới
Các nhà nghiên cứu ở Đại học New South Wales đang phát triển một dự án tích hợp các tấm pin Mặt Trời vào cấu trúc mái nhà, giúp tận dụng tối đa diện tích thu nhiệt để sản sinh ra điện năng.
>>> Biến kính cửa sổ thành pin mặt trời
Phó Giáo sư Alistair Sproul cho hay: "Australia có nguồn năng lượng vô tận nhưng hiện nay chúng ta chưa tận dụng được tối đa hiệu suất, vẫn còn lãng phí quá nhiều. Chúng tôi đang thu thập dữ liệu để tìm ra biện pháp tối ưu".
Các nhà nghiên cứu của dự án "Môi trường sống ít carbon" này hiện đang thiết kế một số hệ thống xử lý năng lượng tái chế để có thể cung cấp thông tin cụ thể về tính hiệu quả cũng như chi phí trước khi đưa ra thị trường.
Nếu như trước đây các tấm pin Mặt Trời được gắn lên
mái nhà thì giờ đây chúng chính là các mái nhà.
Theo các nhà nghiên cứu, mái nhà pin Mặt Trời sẽ thu được nhiều năng lượng Mặt Trời, trước mắt sẽ đảm bảo điện năng cho hệ thống sưởi ấm không khí cũng như hệ thống nước nóng trong nhà.
Thông thường, các tấm pin Mặt Trời hiện có trên thị trường hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thành điện năng nhưng có sự lãng phí lớn do thiết kế chưa hợp lý.
Để khắc phục điểm này, các nhà nghiên cứu của Đại học New South Wales đã thiết kế một khoảng trống phía sau tấm pin, giúp không khí được làm nóng ở nhiệt độ phù hợp là 25 độ C. Bên cạnh đó, các tấm pin được gia cố đặc biệt để có thể hợp thành một mái nhà chắc chắn.
Theo báo chí Australia, nước này rất chú trọng tới các công nghệ xanh nhằm vừa phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nhưng cũng đồng thời có thể bảo vệ môi trường bền vững.
Gần đây, Australia và Mỹ đã cùng nhất trí đẩy nhanh chương trình liên kết nghiên cứu giữa các chuyên gia của hai nước nhằm tìm ra phương pháp hạ thấp chi phí cho các nhà máy điện mặt trời. Phía Australia sẽ đóng góp 50 triệu AUD cho Chương trình hợp tác năng lượng Mặt Trời Mỹ-Australia.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
