Tảng băng đánh chìm tàu Titanic có tuổi thọ 100.000 năm
Các nhà khoa học tin rằng tảng băng trôi, thủ phạm đâm thủng và làm đắm tàu Titanic năm 1912, có nguồn gốc từ vùng tuyết phủ phía tây nam Greenland và rơi xuống biển cách đây hơn 100.000 năm.
Sử dụng quan sát từ năm 1912 và dữ liệu hiện đại về các dòng hải lưu và hướng gió, Grant Bigg, giáo sư khoa học hệ thống Trái Đất ở Đại học Sheffield, Anh, dựng mô hình máy tính để tính toán lộ trình của những tảng băng trôi trong một năm nhất định.
Tàu Titanic trước khi bị đắm. (Ảnh: Alamy).
Bigg công bố phát hiện về niên đại 100.000 năm của tảng băng tại Lễ hội Khoa học Cambridge hôm qua. "Chúng tôi vận dụng hiểu biết về dòng hải lưu, sau đó bổ sung thêm số liệu khí tượng học của năm đó để tính toán hướng gió chủ đạo. Áp dụng kỹ thuật nêu trên cho năm 1912, chúng tôi phát hiện tảng băng trôi đến từ Qassimiut ở vùng bờ biển tây nam Greenland", Sunday Times dẫn lời Bigg.
Theo International Business Times, khi tàu Titanic chìm vào ngày 14/4/1912 kéo theo 1.517 người thiệt mạng, tảng băng trôi dài khoảng và 122m, nhô cao hơn 30m so với mặt biển và có khối lượng ước tính 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, trước đó tảng băng đã tan chảy trong suốt nhiều tháng trôi dạt trên biển. Bigg ước tính tảng băng có kích thước lớn hơn khi rơi xuống biển, dài 518m và nặng 75 triệu tấn.
Tảng băng trôi đánh chìm tàu Titanic. (Ảnh: Henry Aldridge & Co).
Một giả thuyết là tảng băng đánh chìm tàu Titanic vỡ ra từ sông băng vào năm 1908, khi mùa đông với nhiệt độ ấm hơn làm tăng hiện tượng tan chảy. Những giả thuyết khác bao gồm ảnh hưởng của vệt đen Mặt Trời, thủy triều dâng cao và siêu Trăng năm 1912.
Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy năm 1912 là một năm nguy hiểm cho ngành hàng hải, khi các tảng băng trôi di chuyển xa hơn về hướng nam so với bình thường. "Có nhiều báo cáo về xuất hiện của những tảng băng lớn trước và sau vụ va chạm", Bigg nói.
Một trong những hình ảnh đáng sợ nhất về thảm họa được trưởng bộ phận tạp vụ trên tàu Prinze Adelbert chụp lại. Ông đã chụp ảnh tảng băng vào sáng hôm diễn ra vụ đắm tàu Titanic. Nhân viên phục vụ trông thấy một vệt sơn đỏ ở phía dưới tảng băng, bằng chứng chỉ ra sự tiếp xúc của nó với tàu Titanic. Lúc đó, ông không hề biết tảng băng chính là thủ phạm đánh chìm tàu. Nhưng vị trí, dấu vết trên tảng băng và mô tả của những người sống sót đã xác nhận điều này.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
