Tảng băng trôi lớn nhất thế giới sắp tiến vào Đại Tây Dương

Tảng băng A68 gần như không di chuyển kể từ khi tách khỏi Nam Cực nhưng gần đây bất ngờ tăng tốc trôi về phía bắc.

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới sắp tiến vào Đại Tây Dương
A68 vỡ khỏi Nam Cực vào năm 2017. (Ảnh: Business Insider).

Khi tách khỏi thềm băng Larsen C vào tháng 7/2017, A68 nặng tới 1.000 tỷ tấn và có diện tích bề mặt gần 6.000km2, lớn gấp 4 lần thủ đô London của Anh và là tảng băng trôi lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Nó hầu như không di chuyển và mất rất ít băng trong hai năm rưỡi qua.

Tuy nhiên, các dòng hải lưu và gió thịnh hành đang bắt đầu đẩy tảng băng trôi về phía bắc, dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Nam Cực. Các nhà khoa học dự đoán A68 khó có thể duy trì được tính toàn vẹn khi nó tiến vào vùng biển khắc nghiệt hơn ở Nam Băng Dương và Đại Tây Dương.

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới sắp tiến vào Đại Tây Dương
A68 hiện ở vị trí 63° vĩ nam và có hướng di chuyển rất dễ đoán. (Ảnh: BBC).

"Với tỷ lệ chiều dài và độ dày giống như 5 tờ giấy A4 xếp chồng lên nhau, thật ngạc nhiên khi A68 vẫn chưa bị sóng biển đánh vỡ", Giáo sư Adrian Luckman từ Đại học Swansea, Anh nói với BBC. "Nó khó có thể duy trì một mảnh được lâu khi di chuyển ra ngoài rìa băng biển".

Mặc dù có kích thước khổng lồ, A68 vẫn nhỏ hơn đáng kể so với tảng băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận trong kỷ nguyên hiện đại, có tên B15. Núi băng có diện tích lên tới 11.000 km2 tách khỏi thềm băng Ross ở Nam Cực vào năm 2000 nhưng đã vỡ thành nhiều mảnh nhỏ vào tháng 10/2005 khi trôi về phía bắc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất bước vào “Kỷ băng hà mini“, nhiệt độ bắt đầu giảm ngay từ 2020?

Trái đất bước vào “Kỷ băng hà mini“, nhiệt độ bắt đầu giảm ngay từ 2020?

Một chuyên gia khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng Trái Đất có thể sẽ hứng chịu một “kỷ băng hà mini” kéo dài hơn 30 năm, khiến nhiệt độ giảm mạnh và lương thực có thể trở nên khan hiếm.

Đăng ngày: 07/02/2020
Sương mù quang hóa là gì?

Sương mù quang hóa là gì?

Sương mù quang hóa là hiện tượng sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra. Đó là một dạng khói trắng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và sức khỏe con người.

Đăng ngày: 06/02/2020
Các dạng ô nhiễm môi trường và cách khắc phục hiệu quả

Các dạng ô nhiễm môi trường và cách khắc phục hiệu quả

Ô nhiễm môi trường là đang là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Tình trạng môi trường bị ô nhiễm có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của con người.

Đăng ngày: 06/02/2020
Trung Quốc xảy ra động đất 5,1 độ richter trong thời điểm virus corona và H5N1 đang hoành hành

Trung Quốc xảy ra động đất 5,1 độ richter trong thời điểm virus corona và H5N1 đang hoành hành

Trận động đất xảy ra lúc 0h05 ngày 3/2 tại tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc.

Đăng ngày: 03/02/2020
Sóng nhiệt cực đoan có nguy cơ kích hoạt lại các đám cháy rừng Australia

Sóng nhiệt cực đoan có nguy cơ kích hoạt lại các đám cháy rừng Australia

Một đợt sóng nhiệt cực đoan quét khắp Australia hôm 30/1 với nhiệt độ 45 độ C và tăng nguy cơ cháy rừng.

Đăng ngày: 01/02/2020
Vì sao nói tài nguyên thiên nhiên là có hạn?

Vì sao nói tài nguyên thiên nhiên là có hạn?

Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội.

Đăng ngày: 27/01/2020
Hòn đảo hình móng ngựa do vụ phun trào 4.000 năm trước

Hòn đảo hình móng ngựa do vụ phun trào 4.000 năm trước

Vụ phun trào dữ dội khiến đỉnh núi lửa Deception sụp xuống thành hõm chảo ngập nước, thậm chí tàu thuyền có thể chạy thẳng vào trong.

Đăng ngày: 21/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News