Tảng đá báo hiệu nỗi sợ hãi của con người đã trở thành sự thật
Các nhà khoa học tại Brazil đã phát hiện những tảng đá lẫn nhựa trên hòn đảo núi lửa Trindade, gây ra lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường và tác động của nó đến động vật cũng như sinh vật biển ở khu vực này, Reuters đưa tin.
Các nhà khoa học cho biết những mảnh rác thải nhựa sau khi bị nóng chảy đã trộn lẫn với các tảng đá trên hòn đảo Trindade, nằm cách bang Espirito Santo ở phía đông nam Brazil khoảng 1.140km, một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng ngày càng lớn của con người lên các chu kỳ địa chất của Trái đất.
Những mẫu đá có pha trộn rác thải nhựa được tìm thấy trên đảo Trindade của Brazil. (Ảnh: Reuters).
"Đây là một phát hiện mới nhưng rất đáng sợ do tình trạng ô nhiễm bắt đầu ảnh hưởng đến địa chất", Fernanda Avelar Santos, một nhà địa chất học tại Đại học Liên bang ở Parana, cho biết.
Nhà khoa học Santos và đội ngũ của bà đã tiến hành những thí nghiệm hóa học để ra loại nhựa nào đã được pha trộn với các tảng đá. Các nhà khoa học đã đặt tên cho các tảng đá mới được phát hiện này là "plastiglomerates" vì chúng được tạo thành từ hỗn hợp các hạt trầm tích và mảnh vụn khác, được liên kết với nhau bằng nhựa.
"Chúng tôi xác định được sự ô nhiễm chủ yếu đến từ lưới đánh cá, một loại rác thải phổ biến trên các bãi biển của đảo Trindade", bà Santos cho hay.
"Những chiếc lưới này bị dòng hải lưu cuốn trôi và tích tụ trên các bãi biển. Khi nhiệt độ gia tăng, nhựa trong những chiếc lưới tan chảy và được liên kết với những vật chất tự nhiên trên bãi biển", bà bổ sung.
Đảo Trindade là một trong những khu vực bảo tồn quan trọng nhất trên thế giới với loài rùa xanh, còn được gọi là Chelonia mydas. Đây là nơi hàng nghìn con rùa tới mỗi năm để đẻ trứng. Những người duy nhất sinh sống trên đảo là các thành viên của hải quân Brazil. Lực lượng này duy trì một căn cứ trên đảo Trindade nhằm bảo vệ nơi sinh sản của các cá thể rùa.
"Nơi chúng tôi tìm thấy những mẫu đá pha trộn với nhựa thuộc khu vực được bảo tồn vĩnh viễn ở Brazil, gần với địa điểm đẻ trứng của loài rùa xanh", bà Santos cho biết.
"Chúng ta thường xuyên nhắc đến Anthropocene, và nó đã tới", bà Santos nhận định. Anthropocene là một kỷ nguyên địa chất được tạo ra từ những ảnh hưởng của con người lên hệ sinh thái và địa chất của hành tinh.
"Sự ô nhiễm, rác thải nhựa trên biển và đại dương đang được biến thành vật liệu địa chất và sẽ được lưu giữ trong địa chất của Trái đất", bà dự đoán.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).
