Tảng đá "quá giang" robot thăm dò sao Hỏa suốt 4 tháng
Một tảng đá nhỏ đã lọt vào bánh trước của robot thăm dò Perseverance và trở thành bạn đồng hành trong suốt hành trình dài hơn 8,5km.
Sau khi hạ cánh xuống miệng hố va chạm Jezero vào tháng 2/2021, thiết bị thăm dò Perseverance của NASA bắt đầu thu thập mẫu đất đá trên hành tinh đỏ và tìm kiếm dấu hiệu của sự sống cổ đại. Một năm sau, robot 6 bánh lớn tương đương chiếc ôtô này bất ngờ có "bạn đồng hành".
Máy ảnh Hazcams trên Perseverance chụp hình tảng đá kẹt trong bánh xe của robot. (Ảnh: NASA)
Đầu tháng 2/2022, một tảng đá nhỏ bằng cách nào đó đã lọt vào bánh trước bên trái của Perseverance và được vận chuyển đi xa hơn 8,5 km trong suốt 4 tháng qua mà chưa bị hất văng ra ngoài, bất chấp hành trình, NASA nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên đá sao Hỏa "quá giang" trong sứ mệnh thám hiểm của NASA. Khoảng 18 năm trước, một hòn đá cỡ củ khoai tây cũng lọt vào bánh sau bên phải của robot tự hành Spirit nhưng đã rơi ra chỉ sau vài tuần.
Mô phỏng robot Perseverance tìm kiếm dấu hiệu sự sống cổ đại trên hành tinh đỏ. (Ảnh: NASA)
Phát ngôn viên Andrew Good của NASA nói rằng tảng đá kẹt trong bánh trước của Perseverance không gây ra bất kỳ thiệt hại nào và sẽ tiếp tục đồng hành với robot trong thời gian tới. Các nhà thiên văn học không chắc khi nào nó sẽ kết thúc hành trình của mình.
"Tảng đá có thể rơi ra vào một thời điểm nào đó khi Perseverance leo lên vành của miệng hố va chạm. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ hạ cánh giữa những tảng đá mà chúng ta mong đợi là rất khác với chính nó", NASA cho biết.
- Tranh cãi kế hoạch đóng 1.000 tàu vũ trụ, đưa 1 triệu người lên sao Hỏa của Elon Musk
- 47 "đầm lầy lầy rùng mình": Manh mối về sinh vật ngoài hành tinh đã chết
- Khoa học dự đoán con người có thể đặt chân lên sao Hỏa vào năm 2038