Tầng ozone đang hồi phục sau nhiều năm suy thoái
Hôm nay 11/9, Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố nghiên cứu cho thấy tầng ozone bảo vệ Trái đất trước tác hại của tia cực tím đang phục hồi sau nhiều năm suy thoái.
>>> Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp lại
Theo trang web khoa học Live Science, báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết lá chắn ozone đã bắt đầu dày trở lại sau nhiều năm bị mỏng đi. Lỗ thủng tầng ozone trên bầu trời Nam Cực cũng đã ngừng mở rộng.
Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã ngừng mở rộng - (Ảnh: AFP)
Đây là lần đầu tiên trong vòng 35 năm qua giới khoa học xác nhận những dấu hiệu tích cực từ tầng ozone, lá chắn bảo vệ Trái đất trước các tia cực tím và phóng xạ mặt trời gây ung thư da, mắt người, hệ miễn dịch… và phá hoại mùa màng.
Tổng thư ký WMO Michel Jarraud đánh giá việc tầng ozone bắt đầu phục hồi là một thành tựu môi trường to lớn. UNEP và WMO dự báo phải 10 năm nữa lỗ thủng này mới bắt đầu thu hẹp lại. Tuy nhiên các nhà khoa học thừa nhận không hoàn toàn chắc chắn lỗ thủng này sẽ biến mất.
Theo ông Jarraud, sự kiện này sẽ thúc đẩy thế giới hành động mạnh mẽ hơn để chống biến đổi khí hậu. Tiến sĩ Ken Jucks thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định các nước cần phải đưa bầu khí quyển trở lại với thời kỳ trước khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu.
Thông tin tích cực về tầng ozone đến giữa thời điểm tin tức xấu về hiện tượng biến đổi khí hậu liên tục đến dồn dập. WMO cho biết lượng khí thải nhà kính CO2 trong bầu khí quyển hiện đang tăng lên mức kỷ lục.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
