Tảo lam độc trải rộng 1,5 km hồ Trung Quốc
Nước hồ ô nhiễm khiến tảo lam phát triển, trải rộng bề mặt hồ nước tỉnh An Huy, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và nguồn nước.
Ô nhiễm môi trường khiến tảo lam độc trải phát triển mạnh ở Trung Quốc
Hồ Sào, đoạn chảy ra sông Song Kiều, tỉnh An Huy, Trung Quốc hôm 14/6 xanh biếc màu tảo lam, trải dài 1,5 km từ bờ đến giữa hồ.
Tảo lam, thực chất là vi khuẩn lam, sinh ra do hiện tượng phú dưỡng nước. Nước thừa nitơ, phốt pho do chất thải nông nghiệp và công nghiệp đổ ra, cộng với thời tiết ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo lam "nở hoa".
Tảo lam làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, suy giảm hệ sinh thái thủy sinh. Ngoài ra, tảo xanh lá cây có thể sinh ra độc tố gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy gan, dị ứng cho người tiếp xúc.
Cá chết nổi trên hồ Sào.
Tảo lam phát triển còn ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu. Đun sôi nước không diệt được độc tố của tảo mà còn giải phóng nhiều chất độc hơn.
Tuy nhiên, người đàn ông này không sợ tảo độc, vẫn lặn xuống hồ bắt cá.
Theo các chuyên gia, cách hiệu quả để ngăn ngừa tảo lam là xử lý nước mưa, nước thải nông nghiệp, công nghiệp trước khi xả vào hồ, trồng nhiều cây ven sông hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
