Tạo ra được hợp chất lọc được CO2 và biến chúng thành nguyên liệu làm chai lọ, quần áo
Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của con người có thêm một tin mừng. Nhà hóa học vật liệu Ken-ichi Otake của trường đại học Kyoto, Nhật Bản cùng các cộng sự mới đây đã tạo ra được một loại hợp chất có thể hút những phân tử khí CO2 trong không khí rồi biến chúng thành những chất hữu cơ có khả năng làm nguyên liệu tạo ra chai lọ hoặc quần áo mặc hàng ngày.
Hợp chất này có thể tái chế để sử dụng lại và vẫn hoạt động hiệu quả sau 10 lần tái chế.
Hợp chất đầy tiềm năng này là một dạng chuỗi polymer xốp (porous coordination polymer - PCP) được tạo ra từ ion kẽm. Những ion này có thể giữ các phân tử CO2 hiệu quả gấp 10 lần so với những loại polymer khác. Hợp chất này thậm chí còn có thể tái chế để sử dụng lại, và vẫn hoạt động hiệu quả sau 10 lần tái chế.
Ý tưởng biến đổi khí CO2 trong bầu khí quyển trở thành những hợp chất có lợi, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu thật ra không còn mới nữa. Nhưng sử dụng PCP (còn được gọi là khung kim loại hữu cơ – MOF) cho thấy có tiềm năng cao hơn so với nhiều cách chuyển đổi CO2 khác. Lý do là chúng có thể được tái chế để tiếp tục lọc CO2, hoặc được xử lý để trở thành polyurethane, nhựa này có thể dùng trong quần áo, bao bì, đồ dùng tiêu dùng và nhiều ứng dụng khác. Khung kim loại hữu cơ, giống hệt như cái tên của nó, cho phép nhận diện các chất dựa trên hình thù phân tử một cách chính xác. Nhờ đó nó chỉ hấp thụ các phân tử CO2 chứ không phải các phân tử khác trong không khí.
Trước đây các nhà khoa học tại RMIT Úc đã tạo ra cách biến CO2 trở thành than, sử dụng chất hóa học dựa trên nền kim loại Cerium để tạo ra phản ứng. Trong khi đó một nhóm các nhà khoa học khác tại trường đại học Rice của Mỹ thì tạo ra được một thiết bị biến CO2 trở thành nhiên liệu lỏng, sử dụng kim loại Bismuth làm thành phần chính.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
