Tạo ra gấu trúc từ tinh trùng đông lạnh

Giới chức Trung Quốc thông báo con gấu trúc đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ tinh trùng đông lạnh đã chào đời ở nước này.

Với sự ra đời của con gấu trúc vào hôm thứ năm tuần trước tại Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong (phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên), giới khoa học sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào mấy con đực ít ỏi tại Trung Quốc trong việc tạo ra gấu trúc mới. Thậm chí họ có thể lấy tinh trùng của gấu trúc tại nhiều nơi khác trên thế giới như Mỹ, Mexico để đa dạng hóa nguồn cung cấp.

Các nhà khoa học cho biết, đây là lần đầu tiên một gấu trúc chào đời thành công nhờ tinh trùng đông lạnh.

"Trước đây chúng tôi thử nhiều lần nhưng đều thất bại", Huang Yan, một chuyên gia kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong, nói.

Đây là con gấu trúc thứ 10 được sinh ra tại Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong. You You, mẹ của nó, đã sinh nở thành công 3 lần. Giới tính của con gấu trúc sơ sinh chưa rõ ràng nên nó chưa được đặt tên.

Tạo ra gấu trúc từ tinh trùng đông lạnh

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát sóng hình ảnh những con gấu trúc tại Trung tâm nghiên cứu gấu trúc lớn Wolong. (Ảnh: AP)

Do số lượng gấu trúc tại Trung Quốc không nhiều nên tình trạng giao phối cận huyết có chiều hướng tăng lên trong vài năm gần đây. Tình trạng đó có thể gây nên những khuyết tật bẩm sinh khiến sức khỏe gấu trúc suy giảm. Phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng đông lạnh sẽ ngăn chặn tình trạng giao phối cận huyết của chúng.

Theo Yan, các nhà khoa học bảo quản tinh trùng gấu trúc ở nhiệt độ dưới âm nhờ nitơ lỏng. Tuy nhiên, trước kia chỉ có 20-30% tinh trùng sống sót. Yan và các đồng nghiệp đã cải tiến kỹ thuật giã đông nên tỷ lệ sống của tinh trùng tăng lên tới 80%.

Việc thụ tinh nhân tạo được thực hiện vào tháng 3 năm nay. Người ta phát hiện You You thụ thai vào tháng 6 sau khi kiểm tra bằng máy siêu âm.

"Tinh trùng đã được bảo quản vài năm", Yan tiết lộ.

Matthew Durnin, giám đốc khoa học của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Á, cho rằng thành tựu của Trung Quốc rất có ý nghĩa trong nỗ lực bảo vệ và tăng số lượng gấu trúc trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News