Tạo ra phân tử nano "4 bánh" nhỏ nhất thế giới
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Nature ngày 10/11, công bố nhóm các nhà khoa học người Hà Lan vừa tạo ra một loại phân tử nano 4 bánh siêu nhỏ.
Kích thước chiều dài của loại phân tử này chỉ bằng 1 phần tỉ mét (nanomet), nhỏ hơn 60.000 lần so với độ dày sợi tóc ở người và chuyển động trong phản ứng đốt nóng các electron.
Phân tử có kích thước dạng nanomet này bao gồm một khung thân trung tâm, có 4 đơn vị quay, mỗi đơn vị như vậy lại chứa một số nguyên tử. Phân tử nano dạng chiếc xe hơi này chuyển động và tiến về phía trước nhờ vào nguồn năng lượng đưa vào từ một kính hiển vi electron quét đường hầm (STM).
Bằng phương pháp đốt các electron, kính hiển vi quang học này sẽ tạo ra một sự thay đổi trong quá trình tương tác giữa các rotor (khối quay) với một bề mặt bằng đồng. Kết quả là các rotor này sẽ chuyển động xung quanh như những bánh xe uyển chuyển và lái các phân tử nhỏ xíu này tiến về phía trước. Phương pháp này có thể giúp lái các phân tử nano nhỏ bé này tiến theo một hướng cụ thể, giống như một chiếc xe hơi.
Ngoài ra, khi các nhà khoa học chủ động thay đổi hướng chuyển động quay của các đơn vị cơ giới cá nhân, thì các phân tử có cấu trúc 4 bánh này cũng có thể di chuyển theo một quỹ đạo định sẵn.
Thành quả trên của các nhà khoa học Hà Lan dẫn đầu bởi giáo sư Ben Feringa, thuộc trường đại học Groningen, đã tạo ra một bước tiến mới trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống phân tử cơ khí cũng như các ứng dụng mới trong lĩnh vực y học.

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương
Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.
